Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh chuyển đổi số trong đào tạo, bồi dưỡng của Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh chuyển đổi số trong đào tạo, bồi dưỡng của Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên

  •   15/07/2023 05:52:00 AM
  •   Phản hồi: 0
Trong những năm qua Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh luôn quan tâm, coi trọng phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính quyền điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Với sự quan tâm, chỉ đạo, tạo điều kiện của tỉnh, Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên nhiều năm qua cũng đã  rất nỗ lực ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của Nhà trường.

Sự khởi sắc của một nghị quyết về công tác dân tộc

  •   13/07/2023 10:34:00 PM
  •   Phản hồi: 0
Ngày 30 tháng 10 năm 2019, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành kết luận số 65-KL/TW của Bộ Chính Trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới. Đây là chủ trương lớn có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện sự quan tâm đặc biệt đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nơi điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Để thực hiện hiệu quả công tác dân tộc theo tinh thần nội dung kết luận, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Nghị quyết số 04, ngày 14/7/2021, về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Vận dụng phương pháp cách mạng của Đảng trong tình hình mới

Vận dụng phương pháp cách mạng của Đảng trong tình hình mới

  •   10/07/2023 09:58:00 PM
  •   Phản hồi: 0
Phương pháp cách mạng là một yếu tố quyết định thành bại của cách mạng. Có mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược đúng đắn là điều quyết định nhất, nhưng chưa đủ, mà còn phải có phương pháp tiến hành sát hợp mới đảm bảo đưa cách mạng đến thành công, hạn chế khó khăn, tổn thất. Trong từng thời kỳ cách mạng, khi mục tiêu, nhiệm vụ đã được xác định thì điều có ý nghĩa trực tiếp quyết định thắng lợi là ở sự vận dụng đúng đắn các phương pháp vận động, tổ chức lực lượng và chỉ đạo đấu tranh sáng tạo, sát hợp với những điều kiện cụ thể ở từng nơi, từng lúc. Nhiều khi phong trào cách mạng dậm chân tại chỗ hoặc thất bại tạm thời, không phải vì thiếu đường lối cách mạng đúng đắn, mà chủ yếu là thiếu phương pháp thích hợp.
Nhu cầu, quan điểm tăng cường thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trong cơ quan nhà nước

Nhu cầu, quan điểm tăng cường thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trong cơ quan nhà nước

  •   10/07/2023 03:43:00 AM
  •   Phản hồi: 0
Dân chủ là thước đo của sự phát triển, cũng là mục tiêu mà tất cả các quốc gia hướng tới trong quá trình xây dựng nhà nước và xã hội, là mục tiêu đấu tranh của con người trong quá trình khẳng định vị thế của các cá nhân trong tổ chức, tại địa phương, quốc gia. Chính vì vậy, có thể nói, việc tăng cường thực hiện pháp luật dân chủ cơ sở (DCCS) trong  cơ quan nhà nước (CQNN) là nhu cầu của Nhà nước, của CQNN và của mỗi cán bộ, công chức.
Công tác Đoàn và phong trào thanh niên Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên 6 tháng đầu năm 2023

Công tác Đoàn và phong trào thanh niên Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên 6 tháng đầu năm 2023

  •   06/07/2023 04:07:00 AM
  •   Phản hồi: 0
Thực hiện chương trình công tác năm 2023, trong 6 tháng đầu năm, công tác Đoàn và phong trào thanh niên của Chi đoàn Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên đã được triển khai sâu rộng, đạt được nhiều kết quả tích cực.
A1123

Giảng viên Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên với việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới

  •   04/07/2023 11:08:00 PM
  •   Phản hồi: 0
Nhận thức được vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, ngày 24/9/2019, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã ban hành Hướng dẫn số 475-HD/HVCTQG về thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch (Nghị quyết số 35-NQ/TW). Nhận thức tầm quan trọng của Nghị quyết 35, nghiêm túc thực hiện Hướng dẫn số 475 của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Giám hiệu Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên đã căn cứ vào các giải pháp mà Nghị quyết 35 đã đưa ra, bám sát thực tiễn chức năng nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, giảng viên của Nhà trường để xây dựng Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch và tiến hành triển khai, quán triệt  toàn thể cán bộ, đảng viên thực hiện.
Bổ sung, phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Bổ sung, phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

  •   02/07/2023 09:39:00 PM
  •   Phản hồi: 0
Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một vấn đề lớn, luôn được Đảng nhận thức, bổ sung phù hợp với từng giai đoạn. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng khẳng định, sau hơn 35 năm đổi mới, “lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam ngày càng hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa”. Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử qua hơn 35 năm đổi mới cho thấy sự sáng tạo lý luận của Đảng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Nguyên tắc “quyền lực nhà nước là thống nhất” trong Hiến pháp 2013

Nguyên tắc “quyền lực nhà nước là thống nhất” trong Hiến pháp 2013

  •   02/07/2023 04:09:00 AM
  •   Phản hồi: 0
Trong khoản 3 Điều 2 Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam 2013 quy định “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”, đây vừa là sự thể chế hoá các quan điểm của Đảng về sử dụng quyền lực trong bộ máy nhà nước là một trong những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
Công tác tổ chức triên khai xây dựng Trường Chính trị tỉnh Thái  Nguyên đạt chuẩn mức 1

Công tác tổ chức triên khai xây dựng Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên đạt chuẩn mức 1

  •   15/06/2023 05:02:00 AM
  •   Phản hồi: 0
Ngày 19/5/2021, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII ban hành Quy định số 11-QĐ/TW “Về trường chính trị chuẩn”. Theo đó, xây dựng trường chính trị chuẩn là chuẩn hóa về thể chế, quy định; về đội ngũ cán bộ, giảng viên; về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; về hoạt động nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn; về xây dựng văn hóa trường Đảng, thực hiện kỷ luật, kỷ cương; về cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, tài chính để các trường thực hiện thống nhất nội dung công tác trường chính trị, trên cơ sở đó nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn của hệ thống trường Đảng cả nước. Điều đó được xác định rõ ở 6 tiêu chí lớn trong Quy định số 11-QĐ/TW của Ban Bí thư đó là căn cứ đánh giá trường chính trị đạt chuẩn mức 1 và mức 2.

Xây dựng hệ giá trị chuẩn mực con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế hiện nay

  •   08/06/2023 11:24:00 PM
  •   Phản hồi: 0
Chuẩn mực xã hội là hệ thống các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của xã hội, do chính các thành viên của xã hội đặt ra nhằm định hướng cho hành vi của mỗi cá nhân. Nguồn gốc của chuẩn mực xã hội được hình thành từ chính nhu cầu điều tiết các mối quan hệ xã hội đa dạng, phức tạp của con người trong đời sống hàng ngày. Xây dựng hệ giá trị chuẩn mực con người là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển văn hoá, hoàn thiện con người Việt Nam.
Vai trò của nhân tố chủ quan đôi với sự phát triển của xã hội

Vai trò của nhân tố chủ quan đôi với sự phát triển của xã hội

  •   05/06/2023 09:09:00 PM
  •   Phản hồi: 0
Hành động làm nên lịch sử xã hội đầu tiên của con người, đó là con người tiến hành cải tạo thế giới tự nhiên nhằm đáp ứng những nhu cầu của mình. Lênin chỉ rõ: "Thế giới không thỏa mãn con người và con người quyết định biến đổi thế giới bằng hành động của mình"[1]. Chính bằng hoạt động cải tạo tự nhiên, con người đã xác lập nên mối quan hệ khách quan giữa con người với con người trong việc cải tạo tự nhiên, từ đó tạo ra các quan hệ xã hội của con người và tạo thành xã hội. Do đó "xã hội với tính cách là hệ thống là tổng thể những hình thức hoạt động khác nhau của con người, các quan hệ xã hội"[2].
Việc xây dựng và thực hiện nội dung bồi dưỡng đối với các chức danh lãnh đạo cấp xã của Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên

Việc xây dựng và thực hiện nội dung bồi dưỡng đối với các chức danh lãnh đạo cấp xã của Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên

  •   18/05/2023 04:54:00 AM
  •   Phản hồi: 0
Thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng được giao, những năm qua, Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên đã rất chú trọng mở các lớp bồi dưỡng chức danh, trong đó, đặc biệt quan tâm đến bồi dưỡng chức danh lãnh đạo của chính quyền cơ sở. Hằng năm, Nhà trường đều mở lớp Bồi dưỡng Bí thư Đảng ủy, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy, Chủ tịch UBND dành cho các đồng chí đang giữ chức vụ tương ứng tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
Xây dựng đoàn viên, thanh niên “vừa hồng, vừa chuyên” đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Xây dựng đoàn viên, thanh niên “vừa hồng, vừa chuyên” đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh

  •   23/03/2023 04:39:00 AM
  •   Phản hồi: 0
Đối với mỗi dân tộc, mỗi thời đại, tuổi trẻ có vai trò đặc biệt quan trọng. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội” . Trong cuộc đời hoạt động, lãnh đạo cách mạng của Người, giáo dục, rèn luyện thanh niên là lẽ tự nhiên, tư tưởng và hành động xuyên suốt để phát huy lực lượng này trong xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh, hùng cường.
Tìm hiểu về tư tưởng khoan dung của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tìm hiểu về tư tưởng khoan dung của Chủ tịch Hồ Chí Minh

  •   21/03/2023 10:57:00 PM
  •   Phản hồi: 0
Việt Nam là một dân tộc có nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp như yêu nước, nhân ái, hòa hiếu, đoàn kết,… Trong các giá trị đó, khoan dung là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Giá trị văn hóa này được các thế hệ sau tiếp nối, phát huy, trở thành một trong những nguyên tắc sống của người Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chính Minh chính là tấm gương mẫu mực về sự khoan dung.
Kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hoá Việt Nam 1943-2023

Kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hoá Việt Nam 1943-2023

  •   27/02/2023 03:26:00 AM
  •   Phản hồi: 0
Theo Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam, trong công cuộc vận động giải phóng dân tộc, bên cạnh việc lãnh đạo nhân dân chuẩn bị lực lượng mọi mặt, tổ chức các cuộc đấu tranh trực diện với địch, Đảng rất chú trọng các công tác trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng. Để chống lại chính sách văn hóa phản động của phát xít Pháp - Nhật và tay sai của chúng, chống lại trào lưu lãng mạn có khuynh hướng cải lương, bi quan, bế tắc, các trường phái bí hiểm, trụy lạc, các tư tưởng đầu hàng, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi..., Đảng ta chủ trương xây dựng bản Đề cương văn hóa Việt Nam.
CB

Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động đánh giá giảng viên tại Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên

  •   19/02/2023 10:14:00 PM
  •   Phản hồi: 0
Đánh giá là khâu quan trọng trong công tác quản lý đội ngũ viên chức nói chung và giảng viên tại các trường chính trị. Đánh giá giảng viên trường chính trị cấp tỉnh có thể hiểu là việc các chủ thể thực hiện theo quy trình, nội dung, phương pháp đã được quy định nhằm làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao cho giảng viên trường chính trị cấp tỉnh theo các tiêu chí nhất định.
Kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Huỳnh Tấn Phát (15/02/1913 -15/02/2023)  Nhà trí thức yêu nước có uy tín lớn, giữ nhiều cương vị quan trọng  trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc

Kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Huỳnh Tấn Phát (15/02/1913 -15/02/2023) Nhà trí thức yêu nước có uy tín lớn, giữ nhiều cương vị quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc

  •   14/02/2023 08:31:00 PM
  •   Phản hồi: 0
Đồng chí Huỳnh Tấn Phát sinh ngày 15/02/1913 tại làng Tân Hưng, quận An Hóa, tỉnh Mỹ Tho (nay là ấp Tân Hưng, xã Châu Hưng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) trong một gia đình địa chủ phá sản. Được gia đình cho ăn học, với tư chất thông minh, Huỳnh Tấn Phát lần lượt tốt nghiệp bậc tiểu học, bậc trung học tại Trường dòng Laxan Tabe Mỹ Tho, Trường Trung học Mỹ Tho, Trường Trung học Pétrus Ký (Sài Gòn) (nay là Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong - Thành phố Hồ Chí Minh).
 Giải pháp để thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 45-NQ/TW của Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới.

 Giải pháp để thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 45-NQ/TW của Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới.

  •   26/01/2023 09:53:00 PM
  •   Phản hồi: 0
Ở mỗi giai đoạn lịch sử của đất nước, đội ngũ trí thức luôn luôn giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Những người trí thức tham gia cách mạng, tham gia kháng chiến rất quý báu cho Đảng. Không có những người đó thì công việc cách mạng khó khăn hơn nhiều”. [1] Ngay trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ngày 03/9/1945, Người đã nói: "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì nhất định phải có học thức"; "Trí thức là vốn quý của Dân tộc. Ở các nước như thế, ở Việt Nam càng như thế".[2]
Tăng cường đối thoại giữa nhân dân với người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền các cấp - yếu tố quan trọng để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch

Tăng cường đối thoại giữa nhân dân với người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền các cấp - yếu tố quan trọng để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch

  •   18/01/2023 03:50:00 AM
  •   Phản hồi: 0
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm. Việc gì có hại cho dân ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới kính ta, yêu ta”[1]. Người còn là tấm gương về thực hành nguyên tắc đó. Người thường xuyên đến với dân, quan sát, lắng nghe, trao đổi để thấu hiểu, đồng cảm, rồi động viên, khích lệ các tầng lớp nhân dân vượt qua khó khăn để tham gia kháng chiến, kiến quốc. Trong tác phẩm “Dân vận”, Người chỉ rõ quy trình yêu cầu mà hoạt động đối thoại với dân ngày nay cần tuân thủ: cho dân biết, cùng dân bàn và động viên dân làm. “Trước nhất là phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi một người dân hiểu rõ ràng: Việc đó là lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho kỳ được”; “bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương, rồi động viên và tổ chức toàn dân ra thi hành”.

Các tin khác

Thống kê website
  • Đang truy cập48
  • Hôm nay15,194
  • Tháng hiện tại374,051
  • Tổng lượt truy cập16,796,857
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây