Ngay từ khi ra đời năm 1930, Đảng ta đã khẳng định, nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác-Lênin; đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (năm 1991), Đảng đã bổ sung tư tưởng Hồ Chí Minh vào nền tảng tư tưởng và khẳng định: Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng, Hiến pháp năm 2013 và nhiều văn kiện các kỳ Đại hội Đảng ta đều khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”[1]. Sự khẳng định đó phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam qua 90 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Trong Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định trước thế giới và quốc dân đồng bào: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy".
Dân tộc Sán Chay là một dân tộc có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời, có sự gắn kết, đồng hành cùng phát triển của đất nước. Nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc Sán Chay đã có những đóng góp quan trọng tạo nên bản sắc văn hóa phong phú, đa dạng của dân tộc Việt Nam. Ở bài viết này chúng tôi xin bước đầu tiếp cận giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc Sán Chay, cụ thể chúng tôi nghiên cứu về di sản văn hóa phi vật thể Múa Tắc Xình ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên với mong muốn bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Cách đây 38 năm theo nguyện vọng của các nhà giáo và của toàn dân, theo đề nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn giáo dục Việt Nam, ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ) đã ra Quyết định số 167-HĐBT, chính thức lấy ngày 20/11 là “Ngày Nhà giáo Việt Nam”. Ngay sau khi Quyết định trên có hiệu lực, “Ngày Nhà giáo Việt Nam” đầu tiên được tổ chức trọng thể vào ngày 20/11/1982 tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. Từ đó đến nay “Ngày Nhà giáo Việt Nam” đã trở thành ngày kỷ niệm ở nước ta. Đó là dịp để toàn xã hội tri ân những người làm công tác trong ngành giáo dục, khẳng định những cống hiến và đóng góp của ngành giáo dục và đào tạo. Sự tôn vinh người thầy không chỉ nói lên truyền thống tốt đẹp “Tôn sư trọng đạo” của người Việt Nam mà còn biểu thị niềm tin, lòng mong mỏi của toàn xã hội đối với các thầy cô giáo.
Đại dịch COVID-19 đã và đang gây ra cuộc khủng hoảng chưa từng có trên toàn cầu. Mức độ nghiêm trọng phụ thuộc vào việc đại dịch kéo dài trong bao lâu cũng như phản ứng ở cả cấp độ quốc gia lẫn quốc tế của các chính phủ. Ở Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo kịp thời, hiệu quả của Chính phủ và sự đồng tình, hưởng ứng mạnh mẽ của toàn dân, công tác phòng, chống đại dịch COVID-19 ở nước ta cho đến thời điểm này đã kiểm soát tốt, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Kết quả đó là tổng hợp của nhiều yếu tố; trong đó, yếu tố đặc biệt quan trọng là đã phát huy được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân.
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) dựa trên nền tảng công nghệ số nhằm xây dựng thế giới siêu kết nối và tích hợp các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất. CMCN 4.0 tạo cơ hội cũng như đặt ra yêu cầu tất yếu phải xây dựng nền giáo dục 4.0. Theo đó mọi người có thể cùng học tập mọi lúc, mọi nơi với các thiết bị được kết nối.
Kinh tế đối ngoại của một quốc gia là một bộ phận của kinh tế quốc tế, là tổng thể các quan hệ kinh tế, khoa học, kỹ thuật, công nghệ của quốc gia này với các quốc gia khác hoặc với các tổ chức kinh tế quốc tế. Vì vậy, hội nhập quốc tế là vấn đề tất yếu và cấp bách đối với các quốc gia. Để hội nhập kinh tế quốc tế, hội nhập quốc tế, tất yếu phải đẩy mạnh và phát triển kinh tế đối ngoại. Có thể hiểu vai trò quan trọng của kinh tế đối ngoại thể hiện ở các điểm sau:
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng việc xây dựng, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực cho đội ngũ cán bộ cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ những vấn đề cốt yếu, như: Huấn luyện làm gì? Huấn luyện ai? Ai huấn luyện? Huấn luyện cái gì? Huấn luyện như thế nào?
Trong tình hình hiện nay, toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đang ngày càng sâu rộng, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra mạnh mẽ kéo theo sự phát triển bùng nổ của mạng Internet và hoạt động của các mạng xã hội toàn cầu cùng những thông tin sai lệch nhanh chóng được lan truyền; các thế lực thù địch, phản động có những chiêu thức, thủ đoạn mới chống phá Đảng, Nhà nước và công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; bên cạnh đó, việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch cũng còn những hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Trong bối cảnh đó, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 “về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.” là hết sức cấp thiết.
Lịch sử loài người đã chứng minh, mỗi cuộc cách mạng công nghiệp gắn liền với một giai đoạn phát triển nhẩy vọt của loài người. Hiện nay thế giới đang bước vào cách mạng công nghiệp lần thứ tư (hay còn gọi cách mạng 4.0), không một dân tộc, quốc gia nào có thể đứng ngoài nếu không muốn bị bỏ lại phía sau. Sự phát triển mạnh mẽ, có bước đột phá của cách mạng 4.0 đã và đang ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống xã hội, mở ra nhiều cơ hội song cũng đặt ra rất nhiều thách thức đối với giai cấp công nhân ở nước ta hiện nay.
Quy chế đào tạo Trung cấp lý luận chính trị - hành chính (Ban hành kèm theo Quyết định số 2252-QĐ/HVCTQG về việc ban hành Quy chế quản lý đào tạo của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) quy định: Lớp hệ tập trung đủ điều kiện thì thành lập chi bộ đảng; sinh hoạt đảng thực hiện theo Điều lệ Đảng và hướng dẫn của Đảng ủy Nhà trường.
Thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở (DCCS) là một trong những nội dung quan trọng, cần thiết để xây dựng trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên ngày một vững mạnh, phát triển.
Chủ Tịch Hồ Chí Minh gắn bó, quan tâm đặc biệt với tỉnh Thái Nguyên. Người đã ở và làm việc tại ATK Định Hóa - Thái Nguyên lãnh đạo đất nước trong chín năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946- 1954). Khi Trung ương Đảng và Chính phủ chuyển về Hà Nội, Bác nhiều lần trở lại thăm hỏi đồng bào nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên.
Công đoàn trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên đóng vai trò quan trọng trong phong trào thi đua, xây dựng khối đại đoàn kết cơ quan; là nơi lắng nghe tâm tư nguyện vọng và kịp thời có các giải pháp phù hợp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động; xử lý các tình huống có nguy cơ làm mất đoàn kết nội bộ cũng như góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong cơ quan.
Thực hiện Kế hoạch số 171-KH/TU ngày 06/4/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên về sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng, Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành sơ kết đánh giá và đạt được những kết quả cụ thể như sau.
Nhân tưởng niệm 27 năm ngày mất của giáo sư Trần Đức Thảo (24/4/1993-24/4/2020). Với hiểu biết và nghiên cứu bước đầu, tôi xin được giới thiệu khái quát với đọc giả về tiểu sử, những đóng góp khoa học to lớn của giáo sư Trần Đức Thảo vào kho tàng triết học nhân loại cùng những ghi nhận của Đảng, Nhà nước ta đã giành cho ông - Nhà triết học Việt Nam.
Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là sự kết tinh những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và tinh hoa văn hóa của nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi; là tấm gương sáng để mọi người Việt Nam noi theo.
Án lệ (tiếng Pháp-Jurisprudence) được hiểu là: Đường lối giải thích và áp dụng luật pháp của các tòa án về một điểm pháp lý, đường lối này đã được coi như một tiền lệ, khiến các thẩm phán sau đó có thể noi theo trong các trường hợp tương tự. Vận dụng án lệ là việc tòa cấp dưới vận dụng các phán quyết có từ trước của tòa cấp trên để đưa ra một phán quyết mới tương tự trong một vụ việc tương tự.
Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 đã đề ra mục tiêu đến năm 2015 có trên 60% cá nhân, tổ chức hài lòng với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước và đến năm 2020, có trên 80% cá nhân, tổ chức hài lòng với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (gọi tắt là SIPAS). Để triển khai thực hiện, Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định số: 2640/QĐ-BNV ngày 10/10/2017 phê duyệt Đề án đo lường mức độ hài lòng về sự phục vụ hành chính giai đoạn 2017-2020, đồng thời hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện.