Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, để xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, trong sạch, vững mạnh, hiệu quả phải kết hợp chặt chẽ giữa pháp luật và đạo đức. Ngay từ khi chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Người đã đặc biệt coi trọng giáo dục đạo đức cách mạng. Sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đã từng bước xây dựng hệ thống pháp luật, thực thi pháp luật đảm bảo tính nghiêm minh. Đồng thời, Người quan tâm đẩy mạnh giáo dục đạo đức, Người cũng yêu cầu đội ngũ cán bộ phải “gương mẫu trong việc thi hành Hiến pháp và các luật lệ” [1]. Trong giai đoạn hiện nay, trước yêu cầu xây dựng Đảng, Nhà nước ngày càng trong sạch, vững mạnh, đủ sức lãnh đạo, quản lý đất nước phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi Đảng ta phải đặc biệt quan tâm đến việc tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng.
Thực hiện Kế hoạch số 258-KH/TCTr, ngày 24/6/2024 của Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên về việc tổ chức nghiên cứu thực tế, viết thu hoạch lớp Trung cấp lý luận chính trị hệ tập trung khóa 54, từ ngày 22/8/2024 đến 23/8/2024, lớp tổ chức đi nghiên cứu thực tế tại Đền Vua Đinh và Đền Vua Lê tại tỉnh Ninh Bình.
Ngày 15/8/2024, Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên phối hợp cùng Viện Triết học - Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề: “Xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam gắn với thực tiễn tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ mới”.