Tỉnh Uỷ Thái Nguyên - Trường Chính Trịhttp://truongchinhtrithainguyen.gov.vn/uploads/banners/logo.png
Thứ bảy - 11/12/2021 03:18
Ngày 4 tháng 7 năm 1957, Trường Đảng tỉnh Thái Nguyên (nay là Trường Chính trị tỉnh) được thành lập. Năm 1990, Trường Đảng, Trường Hành chính và Trường Đoàn Thanh niên sáp nhập thành Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tỉnh Bắc Thái, từ năm 1994 là Trường Chính trị tỉnh Bắc Thái, từ năm 1997 đến nay là Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên. Lịch sử xây dựng và trưởng thành của Trường hơn 64 năm qua gắn liền với lịch sử phát triển của tổ chức Đảng. Mô hình tổ chức Đảng có sự thay đổi qua các thời kỳ, từ một chi bộ trở thành một Đảng bộ trực thuộc Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh Thái Nguyên với 42 đảng viên sinh hoạt tại 5 chi bộ (chưa kể số đảng viên là học viên sinh hoạt tạm thời tại các lớp TCLLCT-HC hệ tập trung).
Từ khi thành lập đến nay, tổ chức Đảng luôn giữ vai trò hạt nhân chính trị, lãnh đạo mọi mặt hoạt động của Nhà trường. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng ủy, Trường luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, nhiều năm được Ủy ban nhân dân tỉnh, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tặng Bằng khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Năm 2000 được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; Năm 2002 được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương lao động hạng ba; Năm 2020, Đảng bộ được Đảng ủy cấp trên công nhận đạt tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh xuất sắc. Để đạt được những thành quả trên, tổ chức Đảng đã thực hiện tốt các biện pháp chủ yếu sau:
1. Đổi mới phương thức, phong cách lãnh đạo:
Cốt lõi của sự đổi mới là sau mỗi kỳ đại hội, Đảng ủy đã ban hành và lãnh đạo thực hiện tốt quy chế hoạt động, quy định cụ thể chế độ làm việc, phân định rõ trách nhiệm và mối quan hệ giữa cá nhân và tổ chức. Đảng ủy đã lãnh đạo chính quyền và các đoàn thể xây dựng các nội quy, quy định làm việc. Vì vậy, mọi hoạt động của Nhà trường được tổ chức và thực hiện đảm bảo nền nếp, khoa học. Bên cạnh việc xây dựng quy chế, việc ban hành nghị quyết luôn được quan tâm đổi mới và nâng cao chất lượng. Nghị quyết của Đảng ủy luôn gắn với nhiệm vụ chính trị được giao, xây dựng được các chỉ tiêu để làm căn cứ tổ chức thực hiện. Việc đổi mới cách ra nghị quyết giúp các chi bộ, các đoàn thể xây dựng thành kế hoạch, chương trình công tác và tổ chức thực hiện thuận lợi và đạt hiệu quả cao.
2. Coi trọng công tác chính trị tư tưởng:
Đảng ủy lãnh đạo quán triệt, triển khai các nghị quyết, chỉ thị, văn bản lãnh đạo của cấp ủy cấp trên trong toàn Đảng bộ; tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động; xác định trách nhiệm của từng đảng viên, từng cấp ủy, từng bộ phận trực thuộc. Quan tâm đổi mới phương thức học tập, quán triệt phù hợp với đặc điểm tình hình của Đảng bộ; trước hết là thời gian tổ chức học tập nhằm tạo điều kiện cho đảng viên sắp xếp công việc chuyên môn để tham dự đầy đủ; tăng cường quản lý lớp học và chất lượng học tập; phát huy vai trò báo cáo viên của đồng chí Bí thư, Phó Bí thư, Đảng ủy viên phụ trách Tuyên giáo trong triển khai, quán triệt các nội dung có liên quan trực tiếp đến tình hình, hoạt động của Đảng bộ; hình thức báo cáo sinh động, gợi mở để đảng viên tham gia ý kiến, thảo luận.
Phân công và có cơ chế phát huy vai trò của các đồng chí đảng ủy viên phụ trách các chi bộ trong theo dõi, nắm tình hình, định hướng các hoạt động, kịp thời có ý kiến chỉ đạo, xử lý các vấn đề phát sinh. Nhờ đó, chất lượng và nền nếp sinh hoạt chi bộ ngày càng được bảo đảm, đi vào chiều sâu và thực chất hơn, công tác phát triển đảng cũng có nhiều kết quả tích cực hơn.
Đảng ủy lãnh đạo thực hiện tốt các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước đối với cán bộ viên chức, chỉ đạo tổ chức tốt công tác thi đua khen thưởng và kỷ luật trong cơ quan. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp cán bộ, đảng viên ổn định tư tưởng, an tâm công tác, phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
3. Tích cực thực hiện tốt công tác cán bộ và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đảng viên:
Những năm qua, Đảng ủy đã tập trung lãnh đạo thực hiện tốt công tác cán bộ. Đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giảng viên. Nghị quyết của Đảng ủy đã xây dựng chỉ tiêu cụ thể cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Trong thực tế, Nhà trường đã cử nhiều lượt cán bộ đi tham gia học tập dưới nhiều hình thức: nghiên cứu sinh, thạc sỹ, cử nhân, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng...
Ngoài ra, Ban Chấp hành Đảng bộ xác định rõ quan điểm chỉ đạo, mục tiêu nhiệm vụ chủ yếu trong công tác quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển và quản lý cán bộ; đồng thời đề ra các giải pháp để thực hiện đạt hiệu quả cao, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình hiện nay. Xây dựng được kế hoạch, quy trình tuyển dụng cán bộ rõ ràng, công khai, dân chủ, linh hoạt trong tuyển dụng. Số cán bộ trẻ cơ bản đáp ứng nhiệm vụ chuyên môn thay thế dần lớp cán bộ nghỉ hưu, thuyên chuyển công tác, tránh được sự hụt hẫng trong công tác cán bộ.
Thực hiện Kết luận số 14-KL/TW ngày 22/9/2021 của Bộ Chính trị về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung, Ban Chấp hành Đảng bộ đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, có bản lĩnh chính trị, trí tuệ, gương mẫu, quyết tâm đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, sẵn sàng đương đầu với khó khăn, thử thách, luôn nỗ lực hành động vì lợi ích chung. Đến nay, Đội ngũ cán bộ, giảng viên cơ bản đáp ứng được nhiệm vụ chính trị. 100% giảng viên có trình độ Đại học trở lên, đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng. Đây là điều kiện để hàng năm Nhà trường duy trì hoạt động giảng dạy từ 50 đến 70 lớp đào tạo, bồi dưỡng.
4. Chăm lo công tác Đảng, công tác đoàn thể, đẩy mạnh phong trào thi đua:
Với quy mô, tình hình tổ chức đảng, đảng viên như trên, Đảng ủy Nhà trường các nhiệm kỳ luôn xác định một trong các nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao chất lượng tổ chức đảng, đảng viên. Các giải pháp được triển khai thực hiện ở từng giai đoạn đều được Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy xác định trên cơ sở nhận thức, đánh giá tình hình thực tiễn, phân tích các yếu tố thuận lợi, khó khăn.
Đảng ủy quan tâm nghiên cứu, xây dựng các nghị quyết chuyên đề về công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đảng viên; xác định trọng tâm, trọng điểm, chỉ tiêu phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị; phân công theo dõi chặt chẽ quá trình thực hiện để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn. Đồng thời tập thể cấp ủy luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tính tiên phong trong thực hiện nhiệm vụ. Trong thời gian qua, Đảng ủy Nhà trường đặc biệt chú trọng công tác phát triển đảng trong quần chúng, nhất là đối với lực lượng trẻ, trung bình mỗi nhiệm kỳ kết nạp từ 2-3 đảng viên mới. Coi trọng công tác phân loại tổ chức Đảng và phân tích chất lượng đảng viên: 100% các chi bộ đều đạt tiêu chuẩn trong sạch vững mạnh hàng năm, số đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt trên 95%.
Quan tâm phát huy vai trò của các đoàn thể chính trị - xã hội trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của Nhà trường; hỗ trợ điều kiện về vật chất và tinh thần, phát huy tính chủ động của đoàn thể chính trị - xã hội trong xây dựng nội dung, mô hình hoạt động hàng năm gắn với nhiệm vụ chính trị của đơn vị và xây dựng phong trào thi đua ngày càng vững mạnh. Tạo điều kiện cho các đoàn thể tổ chức các hoạt động xã hội, tình nguyện vì cộng đồng, hỗ trợ, chia sẻ với các hoàn cảnh khó khăn của người lao động trong và ngoài đơn vị. Công tác thi đua khen thưởng được Đảng ủy đơn vị quan tâm triển khai kịp thời, đầy đủ. Qua đó tạo không khí thi đua sôi nổi, góp phần hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao.
Phát huy truyền thống vẻ vang đã có bề dày lịch sử hơn 64 năm, tập thể Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên sẽ cố gắng phấn đấu đạt được nhiều thành tích hơn nữa trên mọi lĩnh vực, phấn đấu đạt danh hiệu Trường Chính trị chuẩn theo quy định của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.