Nhận diện hành vi tham nhũng theo pháp luật Việt Nam

Chủ nhật - 04/12/2016 12:09
Tham nhũng là một hiện tượng xã hội gắn liền với sự tồn tại và phát triển của nhà nước. Tham nhũng hiện nay đã trở thành mối lo ngại mang tính chất toàn cầu. Đối với Việt Nam, việc tham gia Công ước quốc tế về chống tham nhũng 2003 cùng với xây dựng pháp luật về phòng chống tham nhũng là những cam kết trong công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng. Tuy nhiên, để phòng chống tham nhũng có hiệu quả, trước tiên cần nhận diện đúng hành vi tham nhũng.
mBiCjXvElarge 300x160
mBiCjXvElarge 300x160

 

Theo quy định tại khoản 2 điều 2 luật phòng chống tham nhũng 2005 thì Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. Từ khái niệm có thể thấy hành vi tham nhũng được cấu thành từ những dấu hiệu cơ bản sau:

Trước hết, tham nhũng được thực hiện bởi người có chức vụ quyền hạn: Người có chức vụ quyền hạn là người được nhà nước giao những quyền hạn nhất định trong thực thi công vụ. Luật phòng chống tham nhũng khái quát:  Người có chức vụ, quyền hạn bao gồm: Cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn – kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó. Như vậy, chủ thể thực hiện hành vi tham nhũng phải là người có chức vụ, quyền hạn.

Thứ hai: Người có chức vụ quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ quyền để thực hiện hành vi tham nhũng: Đây là một dấu hiệu để phân biệt hành vi tham nhũng với các hành vi vi phạm pháp luật khác như trộm cắp, cướp, cướp giật.

Thứ ba: Hành vi tham nhũng có mục đích vụ lợi: Vụ lợi là việc người thực hiện hành vi tham nhũng mong muốn đạt được những lợi ích cho bản thân và gia định thông qua việc thực hiện hành viLuật phòng chống tham nhũng quy định: Vụ lợi là lợi ích vật chất, tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn đạt được hoặc có thể đạt được thông qua hành vi tham nhũng.

Để tạo cơ sở pháp lý cho việc đấu tranh có hiệu quả đối với tham nhũng, pháp luật Việt Nam cũng cụ thể hóa tham nhũng thành 12 hành vi với biểu hiện khác nhau:

  1. Tham ô tài sản.
  2. Nhận hối lộ.
  3. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
  4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
  5. Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
  6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi.
  7. Giả mạo trong công tác vì vụ lợi.
  8. Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi.
  9. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi.
  10. Nhũng nhiễu vì vụ lợi.
  11. Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
  12. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.

Như vậy việc nhận diện đúng 12 biểu hiện của hành vi tham nhũng nêu trên chính là điều kiện đầu tiên để đấu tranh phòng chống tham nhũng có hiệu quả trong giai đoạn hiện nay.

Nguyễn Thị Hồng Mây

Trưởng khoa Nhà nước và Pháp luật

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê website
  • Đang truy cập50
  • Hôm nay9,811
  • Tháng hiện tại306,187
  • Tổng lượt truy cập16,728,993
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây