Ở Việt Nam, lần đầu tiên “quyền được thông tin” được xác định là quyền cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 1992 (Điều 69:“Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.”). Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện quyền được thông tin và pháp luật về quyền được thông tin ở nước ta còn nhiều vướng mắc, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Thông tin được cung cấp thường không đầy đủ, thiếu chính xác, thiếu kịp thời. Có tình trạng áp dụng pháp luật không thống nhất, thiếu bình đẳng, tình trạng tham nhũng, dễ dàng vi phạm pháp luật và sự tuỳ tiện của các cán bộ, công chức khi thừa hành công vụ do thiếu thông tin. Có tình trạng lợi dụng đặc quyền, đặc lợi của những người có điều kiện, vị trí công tác đã sử dụng thông tin để trục lợi, gây nên sự bất bình đẳng, thiếu công bằng trong xã hội, biểu hiện rõ nhất là trên lĩnh vực đất đai, đền bù giải toả, dự án ưu đãi, các khoản tín dụng, cứu trợ thiên tai, kinh doanh, đầu tư… Mặt khác, người dân thiếu ý thức về quyền của họ và thiếu sự tin tưởng vào cơ chế minh bạch và cởi mở trong tiếp cận thông tin, chính vì vậy cũng thiếu sự tham gia của tổ chức, công dân vào việc giám sát, phản biện để hoàn thiện các chính sách, quy định pháp luật của Nhà nước. Ngoài ra, việc cung cấp thông tin còn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của cán bộ, công chức. Việc chia sẻ thông tin cũng rất hạn chế trong hệ thống các cơ quan nhà nước. Các cán bộ, công chức thường có tâm lý tránh rủi ro, tâm lý cát cứ thông tin, thiếu ý thức và thiện chí trong việc thực hiện trách nhiệm cung cấp thông tin.
Sự ra đời của Hiến pháp năm 2013 với quy định về “quyền tiếp cận thông tin” (Điều 25: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình…” ) đã hướng tới sự đảm bảo tốt hơn sự chủ động trong tiếp cận thông tin của người dân, thay vì chỉ là “quyền được thông tin” như trong Hiến pháp 1992. Có thể nói đây là một sự thay đổi quan trọng, đặt cơ sở pháp lý cho việc hoàn thiện pháp luật về tiếp cận thông tin của người dân. Cụ thể hóa quyền hiến định này, luật Tiếp cận thông tin đã được Quốc hội Khóa XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 6/4/2016 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2018).
Luật Tiếp cận thông tin 2016 (Sau đây gọi tắt là Luật) bao gồm một số nội dung cơ bản như sau:
Một là, về chủ thể thực hiện quyền tiếp cận thông tin.
Luật quy định chủ thể thực hiện quyền tiếp cận thông tin là công dân (khoản 1 Điều 4). Bên cạnh đó, Luật còn quy định việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của nhóm đối tượng là người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và người dưới 18 tuổi. Cụ thể: Đối với người mất năng lực hành vi dân sự sẽ thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin thông qua người đại diện theo pháp luật; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin thông qua người giám hộ; người dưới 18 tuổi yêu cầu cung cấp thông tin thông qua người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp luật về trẻ em và luật khác có quy định khác. (khoản 2, khoản 3 Điều 4).
Ngoài ra, đối với các trường hợp là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam được bảo hộ một số quyền, lợi ích chính đáng theo nguyên tắc đối xử quốc gia hoặc có đi có lại, Luật quy định họ chỉ được yêu cầu cung cấp những thông tin có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của mình (khoản 1 Điều 36).
Hai là, về chủ thể có trách nhiệm cung cấp thông tin.
Cơ quan nhà nước (kể cả cơ quan hành pháp, tư pháp và lập pháp) có trách nhiệm cung cấp thông tin do mình tạo ra; riêng Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm cung cấp thông tin do mình tạo ra và thông tin do mình nhận được để trực tiếp thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Ba là, phạm vi thông tin công dân được tiếp cận.
Công dân được tiếp cận tất cả thông tin của của cơ quan nhà nước theo quy định của Luật này, trừ thông tin công dân không được tiếp cận quy định tại Điều 6 và thông tin công dân được tiếp cận có điều kiện quy định tại Điều 7 của Luật.
Thông tin công dân không được tiếp cận bao gồm:
Thông tin công dân được tiếp cận có điều kiện bao gồm:
Luật cũng quy định rõ, thông tin phải được công khai bao gồm thông tin mà pháp luật quy định phải được công khai như thủ tục hành chính, chiến lược, chương trình, dự án, đề án, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia, địa phương; quy hoạch ngành, lĩnh vực và phương thức, kết quả thực hiện; chương trình, kế hoạch công tác hằng năm của cơ quan nhà nước… và căn cứ vào điều kiện thực tế, cơ quan nhà nước chủ động công khai thông tin khác do mình tạo ra hoặc nắm giữ. Hình thức công khai thông tin được thực hiện thông qua việc đăng tải trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước, trên phương tiện thông tin đại chúng, Công báo, niêm yết tại trụ sở cơ quan nhà nước…
Luật cũng quy định về các thông tin được cung cấp theo yêu cầu bao gồm: Thông tin trong thời hạn công khai nhưng chưa được công khai; Thông tin hết thời hạn công khai theo quy định của pháp luật; Thông tin đang được công khai nhưng vì lý do bất khả kháng người yêu cầu không thể tiếp cận được.
Bốn là, về cách thức tiếp cận thông tin: Công dân được tự do tiếp cận thông tin do cơ quan nhà nước công khai hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin.
Năm là, về chi phí tiếp cận thông tin: Công dân được cung cấp thông tin không phải trả phí, lệ phí, trừ trường hợp luật khác có quy định; người yêu cầu cung cấp thông tin phải trả chi phí thực tế để in, sao, chụp, gửi thông tin.
Sáu là, về trình tự, thủ tục yêu cầu tiếp cận thông tin.
Theo quy định của Luật, tùy từng trường hợp cụ thể mà tuân thủ trình tự, thủ tục yêu cầu cung cấp thông tin, cụ thể là:
Bẩy là, về các hành vi bị nghiêm cấm.
Luật quy định cấm các hành vi:
– Cố ý cung cấp thông tin sai lệch, không đầy đủ, trì hoãn việc cung cấp thông tin; hủy hoại thông tin; làm giả thông tin;
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế thị trường, đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin, Luật Tiếp cận thông tin chính là cơ chế tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia vào môi trường thông tin mở, làm cho các cơ quan công quyền không những cần phải công bố rộng rãi một số loại thông tin nhất định như thông tin về pháp luật, chính sách và hoạt động của các cơ quan nhà nước…, mà còn phải tạo điều kiện cho người dân tiếp cận thông tin, tiếp cận các hồ sơ, tài liệu khác khi họ có nhu cầu. Luật sẽ tạo cơ hội cho mọi người dân được tham gia giám sát hoạt động quản lý nhà nước, đóng góp ý kiến vào việc hoạch định chính sách cũng như công tác quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước. Ngoài ra, nó cũng sẽ góp phần làm tăng chất lượng và tính hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước; Bảo đảm tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước; góp phần giảm tham nhũng; tăng cường dân chủ, công bằng và sự hợp tác giữa người dân và Nhà nước, cải thiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân; tạo niềm tin của công chúng vào cơ quan công quyền.
Mặc dù, từ 01/7/2018 Luật mới bắt đầu có hiệu lực thi hành, song trách nhiệm của giảng viên trường chính trị tỉnh nói chung, giảng viên Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên nói riêng là phải nắm chắc Luật, truyền đạt chính xác đến học viên cả nội dung và tinh thần của Luật trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng của Trường vì đối tượng học viên nhà trường chính là chủ thể có trách nhiệm cung cấp thông tin cho công dân, mặt khác cũng là chủ thể thực hiện quyền tiếp cận thông tin. Việc giúp học viên biết đến và hiểu rõ về Luật sẽ góp phần giúp họ có sự chủ động, chuẩn bị tốt cho việc thực hiện Luật khi Luật có hiệu lực, góp phần thực hiện tốt hơn Luật Tiếp cận thông tin trong cuộc sống.
Th.S Nguyễn Phúc Ái
Trưởng khoa Lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Min
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn