Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cần nâng cao ý thức rèn luyện sức khỏe để thực hiện tốt công việc

Thứ năm - 20/02/2020 21:34
Từ xưa đến nay, trong dân gian vẫn thường có câu “ Sức khỏe là vàng”. Thật đúng như vậy, sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Đối với cán bộ, công chức, viên chức sức khỏe là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng lao động, phục vụ nhân dân và ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao.
          Việc chúng ta nâng cao ý thức rèn luyện sức khỏe thường xuyên, đều đặn sẽ góp phần nâng cao thể lực để thực hiện tốt mọi công việc được giao đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống giúp chúng ta vui tươi, hạnh phúc, giàu ý chí, khát vọng vươn lên trong cuộc sống. Ngược lại, nếu chúng ta không rèn luyện sức khỏe bản thân, sẽ dẫn tới cơ thể yếu ớt, nhiều bệnh tật, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến công việc, gây ra nhiều hệ lụy.
 
Giảng viên Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên tích cực rèn luyện sức khoẻ

           Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “ Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành công. Mỗi người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi người dân khỏe mạnh tức là cả nước khỏe mạnh. Dân cường thì nước thịnh”(1). Đúng như lời Bác Hồ đã nói: làm việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công, mỗi người dân khỏe tức là cả nước khỏe mạnh. Vậy chúng ta quan niệm thế nào là người có sức khỏe? người có sức khỏe có phải là người to, cao, mang vác được những vật nặng không? Sức khỏe của con người là gi? …Sức khỏe của con người là sức khỏe của cả thể xác và tinh thần. Người có sức khỏe không chỉ là không bệnh tật mà còn là trạng thái thỏa mái về tâm hồn, về thể xác và về xã hội. Sức khỏe là khí huyết lưu thông, tinh thần thỏa mái. Khí huyết lưu thông giúp cơ thể giúp cơ thể khỏe mạnh, không có bệnh tật, không ốm đau; tinh thần thỏa mái giúp con người năng động, hăng hái, có ý chí, có nghị lực để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

             Vậy để trở thành người có sức khỏe theo đúng quan niệm trên, chúng ta cần phải làm gỉ? Mỗi chúng ta cần phải hưởng ứng và thực hiện tốt theo các nội dung của Chương trình Sức khỏe Việt Nam đã được Thủ Tướng Chí Phủ  phê duyệt ngày 02/9/2018 thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6, khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Chương trình đã được phát động trên phạm vi cả nước đúng vào ngày thầy thuốc Việt Nam 27/02/2019 với rất nhiều hoạt động và đồng thời kêu gọi mỗi người dân cần thực hiện và duy trì những hành vi, lối sống lành mạnh có lợi cho sức khỏe để tự bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe cho bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội như: thường xuyên rửa tay với xà phòng; tăng cường vận động, đi bộ, tập thể dục, thể thao; không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu, bia; có chế độ ăn uống hợp lý, giảm ăn muối, đường, ăn nhiều rau xanh, trái cây; đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bệnh... Mỗi người dân cần chủ động bảo vệ, tăng cường sức khỏe của mình. Đặc biệt, mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cần phải tăng cường nêu cao ý thức bảo vệ sức khỏe tại nơi chúng ta làm việc; không chỉ bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mà còn cho tất cả đồng nghiệp và mọi người xung quanh để có môi trường làm việc lành mạnh, sức khỏe tốt nâng cao chất lượng công việc. Với ý nghĩa quan trọng đó, chúng ta cần thực hiện nghiêm túc một số biện pháp cụ thể sau:

          Thứ nhất, giữ sạch khu làm việc của bản thân và của chung. Giành chút thời gian dọn dẹp khu vực bàn làm việc sẽ duy trì được không gian làm việc sạch sẽ, ngăn nắp, tránh được các nguy cơ gây hại cho sức khỏe đồng thời tạo nên nét văn hóa tích cực cho cả cơ quan. Muốn như vậy, cần tăng cường tuyên truyền, nâng cao kiến thức, pháp luật về bảo vệ môi trường cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; đẩy mạnh tuyên truyền về nguy cơ ô nhiễm rác thải sinh hoạt từ đó thay đổi hành vi, thói quen; vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động “Nói không với rác thải nhựa”.

          Thứ hai, nghiêm chỉnh thực pháp luật Nhà nước đã ban hành như: Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá; Luật bảo vệ môi trường; Luật an toàn thực phẩm; Luật an toàn, vệ sinh lao động; Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn…

          Thứ ba, bảo đảm chế độ dinh dưỡng hợp lý và chú ý khám sức khỏe định kỳ. Công đoàn của cơ quan nên quan tâm tổ chức và động viên cán bộ công chức, viên chức, người lao động khám sức khỏe định kỳ hàng năm nhằm tầm soát sức khỏe,  đánh giá sức khỏe đủ điều kiện lao động,  giúp chăm lo sức khỏe cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tốt hơn để nâng cao chất lượng công việc.

         Thứ tư, năng tập thể dục, thể thao. Các cơ quan, đơn vị cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tích cực hưởng ứng “Chương trình sức khỏe Việt Nam”; đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; vận động cán bộ, công chức, viên chức, lao động thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao, đồng thời tích cực vận động đồng chí, đồng nghiệp hưởng ứng, lựa chọn cho mình một môn thể dục, thể thao phù hợp với điều kiện sức khỏe để luyện tập hàng ngày. Tham mưu với cấp ủy Đảng và lãnh đạo cơ quan, đơn vị tổ chức các hình thức vận động thể lực, thể dục giữa giờ phù hợp với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại nơi làm việc.
Thư năm, tiếp tục đẩy mạnh, cụ thể hóa phong trào “xanh - sạch - đẹp” gắn với thực hiện phong trào thi đua “xây dựng cơ quan văn hóa, ngày làm việc 8 giờ, chất lượng, hiệu quả phù hợp với
tình hình, đặc điểm của từng cơ quan, đơn vị”./.
Nguyễn Thị Kim Ngân
-----
  1. Hồ Chí Minh: Sđd, T4, Tr212.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê website
  • Đang truy cập292
  • Hôm nay51,671
  • Tháng hiện tại286,356
  • Tổng lượt truy cập20,768,749
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây