Tỉnh Thái Nguyên phát huy tốt vai trò là cực tăng trưởng quan trọng của vùng trung du miền núi Bắc Bộ theo tinh thần Nghị quyết số 11-NQ/TW

Thứ năm - 07/12/2023 20:52
Phát triển vùng là một chủ trương xuyêt suốt và nhất quán của Đảng ta trong quá trình phát triển đất nước nhằm khai thác, phát huy cao nhất các tiềm năng, lợi thế của các vùng và các địa phương trong cả nước để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Quang cảnh Hồ Núi Cốc
Trên cơ sở đánh giá toàn diện, sâu sắc tình hình và kết quả hơn 17 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 10/2/2022 Bộ Chính trị đã thống nhất ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TW về "Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045". Đây là Nghị quyết đầu tiên về phát triển vùng được Bộ Chính trị khóa XIII xem xét, ban hành, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và cho thấy vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của cả nước trong những giai đoạn phát triển tới đây. Để bảo đảm phát huy được hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh của Vùng nhằm phát triển nhanh, phát triển xanh và bền vững; từng bước thu hẹp trình độ phát triển và mức sống của người dân trong Vùng so với các vùng khác trong cả nước... vừa là yêu cầu, đòi hỏi trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng và cả nước, vừa là tâm nguyện, khát vọng của đảng bộ, chính quyền và nhân dân các địa phương trong Vùng.
Thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị, về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 96/NQ-CP ngày 01/8/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Chương trình hành động số 30-CTr/TU ngày 30/9/2022 thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị. UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 186/KH-UBND ngày 16/12/2022 triển khai thực hiện Nghị quyết số 96/NQ-CP ngày 01/8/2022 của Chính phủ nhằm quán triệt sâu sắc và phân công các nhiệm vụ triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 96/NQ-CP của Chính phủ. Theo đó, tỉnh Thái Nguyên đã phân công cụ thể trách nhiệm cho từng sở, ban, ngành, ƯBND các huyện, thành phố để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao một cách đồng bộ, toàn diện, bảo đảm lộ trình, thời gian hoàn thiện theo đúng kế hoạch đề ra; hướng tới mục tiêu xây dựng tỉnh Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm sản xuất điện, điện tử, cơ khí chế tạo trình độ cao; trung tâm giáo dục, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao; trung tâm y tế, chăm sóc sức khỏe; trung tâm du lịch; xây dựng thành phố Thái Nguyên trở thành một trong những cực tăng trưởng, hạt nhân quan trọng trong phát triển kinh tế của vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Đồng thời, tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức các Hội nghị học tập quán triệt nội dung Nghị quyết theo hướng dẫn và chỉ đạo của Trung ương, cấp ủy, chính quyền các cấp đã xây dựng nội dung, tổ chức triển khai nghiên cứu học tập, quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết số 11 -NQ/TW và các văn bản, chương trình hành động triển khai Nghị quyết đến cán bộ, đảng viên và nhân dân với nhiều hình thức phong phú phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đơn vị.
Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng, tham gia tích cực của người dân, cộng đồng doanh nghiệp, tỉnh Thái Nguyên đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận về phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, cụ thể: Tốc độ tăng trưởng đạt 5,56% với giá trị GRDP (theo giả hiện hành) ước đạt 152,6 nghìn tỷ đồng, lớn thứ 2 trong số 14 tỉnh Vùng trung du miền núi Bắc Bộ; GRDP bình quân đầu người ước đạt 113 triệu đồng, giá trị xuất khẩu ước đạt trên 27,1 tỷ USD và tống thu ngân sách nhà nước ước đạt 20 nghìn tỷ đồng đều đứng thứ 1/14 các tỉnh trong Vùng trung du miền núi Bắc Bộ. Ngành thương mại, dịch vụ có tốc độ phục hồi và tăng trưởng tốt (trên 20%), với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh ước đạt 67,4 nghìn tỷ đồng, đang tạo sự chuyển dịch tích cực về cơ cấu kinh tế và có giá trị đứng thứ 1/14 tỉnh trong Vùng trung du miền núi Bắc Bộ.
Kết quả xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022 tỉnh Thái Nguyên xếp thứ 25/63 tỉnh, thành phố (tăng 03 bậc so với năm 2021), chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) năm 2022 xếp thứ 02/63 tỉnh, thành phố trong cả nước (tăng 09 bậc so với năm 2021); chỉ số cải cách hành chính (Par index) năm 2022 tỉnh Thái Nguyên xếp vị trí thứ 9/63 tỉnh, thành phố; chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2022 nằm trong nhóm các tỉnh có nhóm điếm trung bình cao với tống điếm đạt 43,01 điểm.
UBND tỉnh Thái Nguyên đã quyết liệt chỉ đạo các cấp, các ngành trong công tác lập Quy hoạch tỉnh. Ngày 14/3/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 222/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tỉnh Thái Nguyên là địa phương thứ 5 trong cả nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh. Tháng 9/2023 tại Singapore, Quy hoạch tỉnh đã xuất sắc đạt giải Bạc - Giải thưởng quốc tế SIP Planning Awards 2023.
Trong năm 2023, tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện tham gia ý kiến vào nhiều hồ sơ quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, các kế hoạch, chương trình hành động thực hiện quy hoạch, cụ thể: Chương trình hành động thực hiện nghị quyết số 81/2023/QH15 của Quốc Hội về quy hoạch tống thế quốc gia và kế hoạch thực hiện quy hoạch tổng thể quốc gia; Kế hoạch thực hiện quy hoạch Điện VIII; Kế hoạch thực hiện Quy hoạch khoáng sản; Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc; Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng;...
Đến nay, tỉnh Thái Nguyên có 05 khu công nghiệp đi vào hoạt động, thu hút 291 dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư còn hiệu lực, trong đó có 161 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký đầu tư đạt hơn 10,3 tỷ USD và 130 dự án DDI với tổng số vốn đăng ký đầu tư đạt 16,5 nghìn tỷ đồng. Thời kỳ 2021-2030, tỉnh Thái Nguyên được quy hoạch 41 cụm công nghiệp với tổng diện tích 2.067ha. Tính đến nay, tỉnh Thái Nguyên có 11 CCN đã đi vào hoạt động, thu hút 60 dự án đầu tư; có 21/41 CCN đã có chủ đầu tư hạ tầng, đang triển khai xây dựng với tổng vốn đăng ký đầu tư hạ tầng là 5.701 tỷ đồng.
Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm đào tạo lớn của cả nước và của vùng với Đại học Thái Nguyên (bao gồm 08 trường đại học và các khoa, trường thành viên), Đại học Công nghệ Giao thông vận tải và Đại học Kinh tế - Công nghệ Thái Nguyên. Trên địa bàn tỉnh có 37 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) được thành lập gồm: 12 trường cao đẳng (01 trường tư thục), 09 trường trung cấp (07 trường tư thục), 12 trung tâm GDNN (02 trung tâm tư thục) và 04 cơ sở khác có hoạt động GDNN (02 cơ sở tư thục).
Hệ thống y tế của tỉnh được quan tâm đầu tư phát triển đồng bộ, gồm 01 bệnh viện tuyến trung ương hạng đặc biệt, 02 bệnh viện tuyến tỉnh hạng I, 09 bệnh viện hạng II, 14 bệnh viện hạng III (trong đó có 05 bệnh viện ngoài công lập), phục vụ tốt nhu cầu khám chữa bệnh cho tỉnh Thái Nguyên và người dân các tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Trong năm 2023, tỉnh Thái Nguyên phê duyệt danh mục tuyển chọn các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh gồm 30 nhiệm vụ; danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen cấp tỉnh bắt đầu thực hiện từ năm 2023 gồm 06 nhiệm vụ. Phối hợp tổ chức thành công Hội thảo quốc tế về vật liệu và linh kiện tiên tiến lần thứ 4 (IWAMD 2023) tại tỉnh Thái Nguyên.
Theo Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Thái Nguyên quy hoạch 13 sân golf, 8 thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện các giải pháp thu hút đầu tư các dự án sân golf theo quy hoạch, đến nay có 02 dự án sân golf đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, các chủ đầu tư đang tiến hành các bước triển khai đầu tư xây dựng dự án. Đối với hạ tầng thể thao khác, tỉnh Thái Nguyên đang chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng Dự án Sân vận động tỉnh Thái Nguyên, dự án có quy mô trên 15ha, sân vận động được thiết kế có quy mô 22.000 chỗ ngồi, tổng mức đầu tư trên 535 tỷ đồng.
Với những kết quả tích cực của năm 2023, tỉnh Thái Nguyên đang phát huy tốt vai trò là cực tăng trưởng quan trọng của vùng trung du miền núi Bắc Bộ theo tinh thần Nghị quyết số  11-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị đã đề ra./.
Đặng Thị Kim Oanh

Tài liệu tham khảo:
- Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 10/2/2022 Bộ Chính trị đã thống nhất ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TW về "Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045";
- Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị;
- Chương trình hành động số 30-CTr/TU ngày 30/9/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị;
- Kế hoạch số 186/KH-UBND ngày 16/12/2022 triển khai thực hiện Nghị quyết số 96/NQ-CP ngày 01/8/2022 của Chính phủ nhằm quán triệt sâu sắc và phân công các nhiệm vụ triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 96/NQ-CP của Chính phủ;
- Báo cáo số 263/BC-UBND, ngày 12/11/2023 về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023;mục tiêu, nhiệm vụ phát triển  kinh tế - xã hội năm 2024.








 
 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê website
  • Đang truy cập121
  • Hôm nay21,914
  • Tháng hiện tại274,677
  • Tổng lượt truy cập17,239,010
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây