Một số giải pháp để nâng cao kết quả đo lường mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với sự phục vụ của cơ quan nhà nước tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện này

Thứ ba - 31/03/2020 04:40
Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 đã đề ra mục tiêu đến năm 2015 có trên 60% cá nhân, tổ chức hài lòng với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước và đến năm 2020, có trên 80% cá nhân, tổ chức hài lòng với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (gọi tắt là SIPAS). Để triển khai thực hiện, Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định số: 2640/QĐ-BNV ngày 10/10/2017 phê duyệt Đề án đo lường mức độ hài lòng về sự phục vụ hành chính giai đoạn 2017-2020, đồng thời hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện.

Đối với tỉnh Thái Nguyên, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số: 1813/QĐ-UBND ngày 27/6/2019 phê duyệt Kế hoạch đo lường mức độ hài lòng về sự phục vụ hành chính giai đoạn 2019-2020 và Kế hoạch số: 124/KH-UBND ngày 30/9/2019 để triển khai đo lường mức độ hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2019 với 05 yếu tố chính và 01 yếu tố gợi ý cải tiến chất lượng cung cấp dịch vụ hành chính bao gồm: Tiếp cận TTHC; Quy định về TTHC (nội dung TTHC); Sự phục vụ của công chức giải quyết TTHC; Kết quả giải quyết công việc; Giải quyết phản ánh, kiến nghị; Các đề xuất về cải tiến, nâng cao chất lượng giải quyết TTHC. Sau thời gian tiến hành đo lường từ ngày 01/9/2018 đến ngày 31/8/2019 bằng hai phương pháp đo lường là thông qua điều tra xã hội học và khảo sát trực tuyến kết quả được UBND tỉnh công bố tại Quyết định số: 598/QĐ-UBND, ngày 05/3/2020 phê duyệt kết quả đo lường mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Thái Nguyên năm 2019 là 93,7% (tăng 9,1% so với năm 2018 là 84,60%). So sánh với kết quả năm 2018, tất cả các chỉ số từ chỉ số hài lòng đến các chỉ số thành phần, chỉ số chất lượng đều có sự tăng trưởng đáng kể, tiêu biểu các chỉ số như: Tỷ lệ cá nhân, tổ chức không phải chi thêm ngoài quy định là 99,3 %; tỷ lệ cá nhân, tổ chức được trả kết quả đúng hẹn, sớm hẹn là 96%; tỷ lệ cá nhân, tổ chức hài hòng về công khai thủ tục hành chính (TTHC) là 95,1% ; tỷ lệ cá nhân, tổ chức hài hòng về hướng dẫn kê khai hồ sơ của công chức là 92,3%. Những con số này phản ánh kết quả công tác cải cách hành chính của tỉnh Thái Nguyên đã đạt được những kết quả quan trọng trong công tác lãnh đạo, điều hành cải cách hành chính; cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính chất lượng văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh được nâng lên một bước; thực hiện tốt công tác kiểm soát TTHC...
 

thue dien tu

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn 7,44% cá nhân, tổ chức không hài lòng với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước, điều này cho thấy chất lượng giải quyết các thủ tục hành chính phục vụ cá nhân, tổ chức vẫn còn một số những tồn tại, hạn chế nhất định như:  việc công khai, minh bạch thông tin một số cơ quan, đơn vị, địa phương còn làm chưa triệt để; điều kiện tiếp đón, phục vụ nhiều hạn chế gây bất tiện khi giao dịch; thủ tục rắc rối, phức tạp, mất nhiều thời gian làm hồ sơ; cơ quan không cầu thị tiếp thu và khắc phục hạn chế,…Trong thời gian tới, để nâng cao kết quả mức độ hài lòng về sự phục vụ hành chính các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Thái Nguyên cần thực hiện đồng bộ những giải pháp sau:

Thứ nhất, Đẩy mạnh và mở rộng các hình thức tuyên truyền về công tác cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính, việc ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt cần có nội dung tuyên truyền, hướng dẫn cụ thể về sử dụng dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, dịch vụ bưu chính công ích để các cá nhân, tổ chức biết nhiều hơn nữa qua đó sử dụng hiệu quả hơn.

Thứ hai, Tiếp tục đầu tư, tăng cường sở sở vật chất, trang thiết vị cho bộ phận một cửa đảm, nghiêm túc thực hiện các quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP, ngày 23/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính và Thông tư số: 01/2018/TT-VPCP, ngày 32/11/2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, cụ thể như sau: lập sổ theo dõi một cửa, giấy hẹn công dân, giấy kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ và ghi đầy đủ thông tin, thực hiện xin lỗi công dân khi có hồ sơ trả chậm theo quy định; công khai đầy đủ TTHC theo quy định và danh sách cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận một cửa; thực hiện hướng dẫn công dân bằng phiếu hướng dẫn và mẫu hồ sơ, video hướng dẫn tại bộ phận một cửa.

Thứ ba, Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh căn cứ vào TTHC mới do Bộ ngành trung ương công bố tập trung rà soát các TTHC thuộc lĩnh vực, thẩm quyền của cấp mình để kịp thời tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định sửa đổi, bổ sung theo hướng đơn giản hóa các yêu cầu, điều kiện, thành phần hồ sơ, rút ngắn thời gian giải quyết hoặc bãi bỏ khi TTHC hết hiệu lực.

Thứ tư, Tăng cường kiểm tra, giám sát với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nói chung và đội ngũ trực tiếp giải quyết TTHC nói riêng đảm bảo thực hiện nghiêm túc kỷ luật, kỷ cương hành chính, đặc biệt là tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân; chấn chỉnh ngay tình trạng tổ chức, cá nhân phải “bôi trơn”khi có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính, tình trạng yêu cầu “thành phần hồ sơ trái quy định”, tình trạng “nhũng nhiễu, tiêu cực” trong quá trình giải quyết TTHC tại cơ quan, đơn vị, địa phương mà kết quả chỉ số hài lòng đã chỉ ra và xử lý kỷ luật nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật.

Thứ năm, Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức thực thi công vụ.

Thứ sáu, Tập trung giải quyết đúng pháp luật các kiến nghị, phản ánh của cá nhân, tổ chức trong quá trình giải quyết TTHC; Chính quyền cấp huyện, cấp xã cần thực hiện nghiêp túc việc gặp gỡ và đối thoại với nhân dân theo quy định; Có nhiều hình thức để tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của công dân trong quá trình giải quyết TTHC cũng như tăng cường trách nhiệm của công chức giải trình các ý kiến, kiến nghị, thắc mắc của công dân.

Thứ bảy, Tạo điều kiện thuận lợi nhất để các tổ chức đoàn thể, người dân tham gia giám sát đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình thực thi công vụ.

Th.S Hồ Sĩ Bách
Khoa Nhà nước và pháp luật

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê website
  • Đang truy cập51
  • Hôm nay11,024
  • Tháng hiện tại550,346
  • Tổng lượt truy cập21,720,463
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây