Tìm hiểu một số tư tưởng triết học trong tục ngữ, ca dao Việt Nam

Thứ năm - 30/11/2023 03:06
Mỗi quốc gia, dân tộc, dù ở một trình độ văn minh nào, để tồn tại cũng đều có những suy tư, trăn trở về thế giới, về vạn vật xung quanh mình và thường biểu đạt chúng qua hình thức ngôn ngữ. Vì thế, có thể nói: ngôn ngữ chính là tấm gương phản chiếu tư tưởng, tinh thần của một dân tộc, là tấm gương phản ánh những ý niệm của con người về thế giới. Có nhiều con đường để giải mã những ý niệm, những suy nghĩ và những tư duy triết học của một dân tộc, trong đó có việc đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu giá trị của kho tàng văn học dân gian. Là “cuốn bách khoa toàn thư của mỗi dân tộc”, văn học dân gian, đặc biệt là tục ngữ ca dao, không chỉ là thơ ca mà còn là lịch sử, là tôn giáo, là pháp lý, là đạo đức…và cũng chính là mảnh đất lưu giữ nhiều ý tưởng triết học mộc mạc, sâu sắc mà các thế hệ đi trước đã hết lòng gìn giữ, trân trọng truyền lại cho muôn đời sau.

Tục ngữ, ca dao tuy không phải là triết học nhưng nghiên cứu, tìm hiểu, ta sẽ thấy một mảng nội dung của tục ngữ, ca dao rất gần gũi với một số tư tưởng triết học. Như ta đã biết, tục ngữ, ca dao được làm ra với mục đích triết lý, luôn luôn cố gắng phát hiện ra bản chất và tính quy luật của các sự vật và hiện tượng tự nhiên, xã hội và đời sống con người. Do đó, nhiều người gọi tục ngữ, ca dao là "'triết lý dân gian", "triết học của nhân dân lao động".
1. Tục ngữ, ca dao thể hiện tư tưởng biện chứng về tự nhiên
 Là những tri thức được hình thành một cách lâu dài, đúc kết những kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm xã hội của rất nhiều thế hệ người Việt, tục ngữ, ca dao đã phản ánh một cách khá chân thực và trực quan tư tưởng biện chứng về thế giới.
 Tính biện chứng trong tục ngữ, ca dao biểu hiện trước hết ở chỗ tục ngữ, ca dao đã phản ánh trong nội dung của nó mối liên hệ phổ biến của các sự vật, hiện tượng.
 Kinh nghiệm đã cho thấy ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, nếu có gió heo may thổi, chuồn chuồn bay nhiều (vào thời gian từ tháng 7 tháng 8 âm lịch) là báo hiệu có bão lớn:
 Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão
 Còn nếu thấy những đàn kiến di chuyển từ dưới đất lên cao thì sắp có mưa to:
- Tháng bảy kiến đàn
  Đại hàn hồng thủy
Trong quá trình sống, nhân dân đã khái quát những quy luật của vũ trụ mà họ nhận thức được để tạo ra những tri thức về những quy luật phổ biến của giới tự nhiên để nhằm phục vụ cho quá trình lao động sản xuất:
- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
- Đầu năm sương muối, cuối năm gió nồm
Những câu tục ngữ trên đã thể hiện mối liên hệ qua lại giữa các hiện tượng tự nhiên. Điều đó cho thấy, nhân dân ta không chỉ sớm nhận ra mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng mà qua kiểm nghiệm của thực tiễn, niềm tin ở họ càng ngày càng được củng cố. Có lẽ, các lý giải này mới chỉ dừng lại ở những mối liên hệ bề ngoài mà chưa đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng; và có thể sự nhận thức của nhân dân còn rất trực quan, nhưng dù sao cũng phải thừa nhận: nếu không có tư duy triết học, không có có tư tưởng biện chứng thì con người khó có thể khái quát được những tri thức biện chứng như vậy.
Để giải thích cho hiện tượng này, chúng ta nên chú ý đến thực tiễn xã hội lúc đó. Với đặc điểm của nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, trình độ dân trí còn thấp, khoa học chưa phát triển, chúng ta có thể dễ dàng cắt nghĩa được tại sao người nông dân không thể lí giải một cách khoa học về những hiện tượng của giới tự nhiên. Cách lí giải duy nhất của họ là dựa vào thực tiễn, thông qua các kinh nghiệm của nhiều thế hệ:
 - Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa
 - Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa
Ngoài việc khái quát những quy luật có tính chất phổ biến của các hiện tượng tự nhiên như trên, người nông dân còn biết vận dụng những tri thức ấy vào thực tiễn sản xuất:
 - Được mùa lúa, úa mùa cau
 - Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
   Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên
- Tháng giêng trồng trúc, tháng lục trồng tiêu
 - Trồng khoai đất lạ, gieo mạ đất quen
 Trong thế giới hiện thực khách quan, các sự vật và hiện tượng không tồn tại độc lập, tách rời nhau mà giữa chúng có những mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau với mức độ và phạm vi khác nhau tùy theo từng đối tượng cụ thể:
 - Mạ nhờ nước, nước nhờ mạ
 - Nước chảy đá mòn
Nếu ở tục ngữ, thiên nhiên được nhìn nhận và phản ánh một cách đầy lí trí, thì ở ca dao, thiên nhiên được cảm nhận, miêu tả bằng ngôn ngữ trực tiếp giàu sắc thái biểu cảm, song, ca dao không phải không thể hiện cái nhìn hết sức biện chứng về giới tự nhiên của nhân dân lao động..
Mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng cũng được tục ngữ thể hiện khá phong phú và sinh động, tuy không dùng khái niệm “chất, lượng, độ, thuộc tính” như triết học. Người Việt ta thường nói:
 - Quá mù sang mưa
 - Tức nước vỡ bờ
 - Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén
Mà không nói: “Đến điểm tột cùng của khoảng độ, thì sự thay đổi về lượng không còn thuần tuý là sự thay đối về lượng nữa, mà đồng thời gây ra sự thay đổi về chất”. Triết học gọi sự thay đổi này là chuyển hoá từ những thay đổi về lượng thành sự thay đổi về chất, gọi tắt là quy luật lượng - chất.
Như vậy, có thể thấy, cũng là những nội dung tư tưởng triết học nhưng người lao động Việt Nam lại có cách diễn đạt khác: mộc mạc, giản dị, dễ hiểu, không cầu kỳ, bí hiểm, chẳng đại thanh, đại ngôn như cách nói của những triết gia. Đó là sự minh triết của dân gian. Đó là những sự khôn ngoan được đúc rút từ thực tiễn.
2. Tục ngữ, ca dao thể hiện tư tưởng biện chứng về đời sống xã hội
 Tục ngữ, ca dao được sáng tác ra nhằm mục đích tổng kết và phổ biến những kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử - xã hội của nhân dân lao động. Những kinh nghiệm ấy được rút ra từ việc quan sát hàng loạt những sự kiện trong đời sống, sự kiện lịch sử xã hội cụ thể. Một bộ phận không nhỏ trong kho tàng tục ngữ, ca dao là những câu ca phản ánh đời sống tinh thần, những quan niệm về nhân sinh của nhân dân lao động. Qua những câu ca ấy, tư tưởng biện chứng của người Việt được thể hiện rõ hơn bao giờ hết.
 Trước hết, bằng cách nhìn đối tượng trong mối liên hệ phổ biến và trong sự phát triển, tục ngữ, ca dao đã thể hiện cụ thể và rõ nét tính biện chứng trong tư duy của người Việt.
 Rõ ràng, từ thực tiễn, ông cha ta đã rút ra được nhiều kinh nghiệm quý. Óc sáng tạo của người lao động ngày một mở mang. Càng ngày họ càng thấy được giá trị to lớn có tính chất quyết định sự tồn tại và phát triển xã hội của hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, nhận thức là một quá trình nên ở thời kì đầu, dân trí còn thấp kém người lao động thường cảm thấy mình bất lực, bé nhỏ. Khiếp sợ trước thiên nhiên đầy bí ẩn, họ chỉ còn biết cầu xin sự chở che của các đấng Thần linh:
Lạy ông nắng lên
Cho trẻ nó chơi
Cho già bắt rận
Cho tôi đi cày
 Đến khi biết sáng chế công cụ, biết cải tiến kĩ thuật canh tác, dần dần họ đã dám đặt lòng tin vào chính mình, đã có thể tiên định được về một tương lai tốt đẹp:
 Răng bừa tám cái còn thưa
Lưỡi cày tám tấc đã vừa luống to
 Muốn cho lúa nảy bông to
 Cày sâu, bừa kĩ, phân tro cho nhiều…
Như vậy, qua sự chuyển đổi trong nhận thức về các hiện tượng tự nhiên của nhân dân lao động bước đầu tư tưởng biện chứng trong tư duy người Việt đã hình thành. Đó là cái nhìn phản ánh sự vận động, phát triển không ngừng của vạn vật, phản ánh mối liên hệ phổ biến của thế giới tự nhiên. Quan trọng hơn, qua cách nhìn biện chứng ấy, người lao động đã vận dụng những hiểu biết của mình vào thực tiễn một cách có hiệu quả. Từ những hiểu biết về thiên nhiên, con người đã có thể khái quát thành kinh nghiệm sản xuất:
- Muốn ăn lúa tháng năm
Trông trăng rằm tháng tám
Muốn ăn lúa tháng mười
Trông trăng mồng mười tháng tư
 Không dừng lại ở những khám phá và khát vọng chế ngự thiên nhiên con người còn tích cực tìm hiểu sự vận động, phát triển không ngừng của các sự kiện, hiện tượng trong đời sống xã hội:
- Người có lúc vinh lúc nhục
 Sông có lúc đục lúc trong
 - Ai giàu ba họ, ai khó ba đời
Bên cạnh việc phát hiện ra mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng, con người còn phát hiện ra mối liên hệ bên trong cấu trúc của chúng, đã thấy rõ được mối quan hệ hữu cơ giữa nội dung và hình thức:
 - Trông mặt mà bắt hình dong
 - Người khôn dồn ra mặt
Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả (gọi tắt là quan hệ nhân quả) cũng được thể hiện trong nhiều câu tục ngữ:
- Không có lửa sao có khói
- Gieo gió gặt bão
Tính biện chứng còn thể hiện ở chỗ: sự vật, hiện tượng không thể ra đời từ hư vô mà phải có nguồn gốc, cội rễ:
 - Cây có cội, nước có nguồn
 - Chim có tổ, người có tông
Những tư tưởng triết học ấy đã chi phối tư duy đạo đức của nhân dân để rồi hình thành nên những giá trị truyền thống tốt đẹp về sự ân nghĩa, thủy chung:
 - Uống nước nhớ nguồn
 - Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
 - Ăn gạo nhớ kẻ đâm xay giần sàng
 Như đã phân tích ở phần trước, do sự nhận thức còn nặng về trực quan, chưa có khả năng đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng nên nhân dân lao động không thể lí giải một cách khoa học về những hiện tượng của thế giới tự nhiên. Ngay cả trong đời sống xã hội cũng vậy. Họ cũng chỉ mới dừng lại ở cách lí giải bằng kinh nghiệm, dựa vào thực tiễn. Dĩ nhiên, thực tiễn sẽ kiểm nghiệm tính chân thực của những tri thức ấy. Vì thế mới có không ít câu tục ngữ nhằm đúc kết kinh nghiệm nhưng đã vươn tới chiều sâu của triết lí nhân sinh:
- Nói có sách, mách có chứng
- Trăm hay không bằng tay quen
Từ thực tiễn lao động sản xuất và đời sống, nhân dân ta đã nhìn nhận được vai trò, vị trí của các tầng lớp, các giai cấp trong sự phát triển của xã hội:
 Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ
Đồng thời, nhân dân cũng đã nhận thức được những quy luật vận động của xã hội loài người:
- Quá mù ra mưa
- Tức nước vỡ bờ
 Có thể nói, trong tục ngữ, ca dao, tư duy của người Việt không những sản sinh ra những tri thức biện chứng về thế giới, luôn đặt sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ phổ biến mà còn là minh chứng sinh động về sự vận động, sự phát triển của các sự vật, hiện tượng. Đồng thời, họ còn thừa nhận mối liên hệ phổ biến có nghĩa là phải nhìn nhận sự vật, hiện tượng trong những hoàn cảnh cụ thể, điều kiện cụ thể, trong những mối liên hệ cụ thể. Không chỉ phản ánh một chiều, trong tục ngữ Việt Nam, những câu nói về nhân tình thế thái luôn có xu hướng tạo nên một thế đối lập khá rõ rệt. Song những mâu thuẫn về tư tưởng ở đây không phải chỉ nhằm phản ánh những mâu thuẫn trong thế giới quan và nhân sinh quan mà còn là sự biểu hiện nhận thức của nhân dân về những mâu thuẫn trong lí tưởng sống, giữa những truyền thống đạo đức cao đẹp với hiện thực cay đắng của cuộc sống đương thời. Đó là những triết lí sâu sắc về phép xử thế của mỗi con người trong xã hội.
 Tóm lại, qua việc phân tích tư tưởng biện chứng trong tục ngữ, ca dao, ta thấy những tư tưởng biện chứng của dân gian thường nghiêng về phía trực quan và có phần ngây thơ, chất phác. Nảy sinh từ thực tiễn lao động sản xuất và từ đời sống xã hội của nhân dân, những tư tưởng biện chứng đó đã được khái quát, đúc kết thành những kinh nghiệm sống, kinh nghiệm lịch sử xã hội. Chúng là những minh chứng cụ thể cho tư duy biện chứng của người Việt xưa. Tuy mới ở trình độ thấp song đó chính là một nấc thang hết sức quan trọng trong sự phát triển nhận thức của dân tộc.

Tục ngữ, ca dao tuy không phải là triết học nhưng nghiên cứu, tìm hiểu, ta sẽ thấy một mảng nội dung của tục ngữ, ca dao rất gần gũi với một số tư tưởng triết học. Như ta đã biết, tục ngữ, ca dao được làm ra với mục đích triết lý, luôn luôn cố gắng phát hiện ra bản chất và tính quy luật của các sự vật và hiện tượng tự nhiên, xã hội và đời sống con người. Do đó, nhiều người gọi tục ngữ, ca dao là "'triết lý dân gian", "triết học của nhân dân lao động".
1. Tục ngữ, ca dao thể hiện tư tưởng biện chứng về tự nhiên
 Là những tri thức được hình thành một cách lâu dài, đúc kết những kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm xã hội của rất nhiều thế hệ người Việt, tục ngữ, ca dao đã phản ánh một cách khá chân thực và trực quan tư tưởng biện chứng về thế giới.
 Tính biện chứng trong tục ngữ, ca dao biểu hiện trước hết ở chỗ tục ngữ, ca dao đã phản ánh trong nội dung của nó mối liên hệ phổ biến của các sự vật, hiện tượng.
 Kinh nghiệm đã cho thấy ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, nếu có gió heo may thổi, chuồn chuồn bay nhiều (vào thời gian từ tháng 7 tháng 8 âm lịch) là báo hiệu có bão lớn:
 Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão
 Còn nếu thấy những đàn kiến di chuyển từ dưới đất lên cao thì sắp có mưa to:
- Tháng bảy kiến đàn
  Đại hàn hồng thủy
Trong quá trình sống, nhân dân đã khái quát những quy luật của vũ trụ mà họ nhận thức được để tạo ra những tri thức về những quy luật phổ biến của giới tự nhiên để nhằm phục vụ cho quá trình lao động sản xuất:
- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
- Đầu năm sương muối, cuối năm gió nồm
Những câu tục ngữ trên đã thể hiện mối liên hệ qua lại giữa các hiện tượng tự nhiên. Điều đó cho thấy, nhân dân ta không chỉ sớm nhận ra mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng mà qua kiểm nghiệm của thực tiễn, niềm tin ở họ càng ngày càng được củng cố. Có lẽ, các lý giải này mới chỉ dừng lại ở những mối liên hệ bề ngoài mà chưa đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng; và có thể sự nhận thức của nhân dân còn rất trực quan, nhưng dù sao cũng phải thừa nhận: nếu không có tư duy triết học, không có có tư tưởng biện chứng thì con người khó có thể khái quát được những tri thức biện chứng như vậy.
Để giải thích cho hiện tượng này, chúng ta nên chú ý đến thực tiễn xã hội lúc đó. Với đặc điểm của nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, trình độ dân trí còn thấp, khoa học chưa phát triển, chúng ta có thể dễ dàng cắt nghĩa được tại sao người nông dân không thể lí giải một cách khoa học về những hiện tượng của giới tự nhiên. Cách lí giải duy nhất của họ là dựa vào thực tiễn, thông qua các kinh nghiệm của nhiều thế hệ:
 - Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa
 - Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa
Ngoài việc khái quát những quy luật có tính chất phổ biến của các hiện tượng tự nhiên như trên, người nông dân còn biết vận dụng những tri thức ấy vào thực tiễn sản xuất:
 - Được mùa lúa, úa mùa cau
 - Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
   Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên
- Tháng giêng trồng trúc, tháng lục trồng tiêu
 - Trồng khoai đất lạ, gieo mạ đất quen
 Trong thế giới hiện thực khách quan, các sự vật và hiện tượng không tồn tại độc lập, tách rời nhau mà giữa chúng có những mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau với mức độ và phạm vi khác nhau tùy theo từng đối tượng cụ thể:
 - Mạ nhờ nước, nước nhờ mạ
 - Nước chảy đá mòn
Nếu ở tục ngữ, thiên nhiên được nhìn nhận và phản ánh một cách đầy lí trí, thì ở ca dao, thiên nhiên được cảm nhận, miêu tả bằng ngôn ngữ trực tiếp giàu sắc thái biểu cảm, song, ca dao không phải không thể hiện cái nhìn hết sức biện chứng về giới tự nhiên của nhân dân lao động..
Mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng cũng được tục ngữ thể hiện khá phong phú và sinh động, tuy không dùng khái niệm “chất, lượng, độ, thuộc tính” như triết học. Người Việt ta thường nói:
 - Quá mù sang mưa
 - Tức nước vỡ bờ
 - Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén
Mà không nói: “Đến điểm tột cùng của khoảng độ, thì sự thay đổi về lượng không còn thuần tuý là sự thay đối về lượng nữa, mà đồng thời gây ra sự thay đổi về chất”. Triết học gọi sự thay đổi này là chuyển hoá từ những thay đổi về lượng thành sự thay đổi về chất, gọi tắt là quy luật lượng - chất.
Như vậy, có thể thấy, cũng là những nội dung tư tưởng triết học nhưng người lao động Việt Nam lại có cách diễn đạt khác: mộc mạc, giản dị, dễ hiểu, không cầu kỳ, bí hiểm, chẳng đại thanh, đại ngôn như cách nói của những triết gia. Đó là sự minh triết của dân gian. Đó là những sự khôn ngoan được đúc rút từ thực tiễn.
2. Tục ngữ, ca dao thể hiện tư tưởng biện chứng về đời sống xã hội
 Tục ngữ, ca dao được sáng tác ra nhằm mục đích tổng kết và phổ biến những kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử - xã hội của nhân dân lao động. Những kinh nghiệm ấy được rút ra từ việc quan sát hàng loạt những sự kiện trong đời sống, sự kiện lịch sử xã hội cụ thể. Một bộ phận không nhỏ trong kho tàng tục ngữ, ca dao là những câu ca phản ánh đời sống tinh thần, những quan niệm về nhân sinh của nhân dân lao động. Qua những câu ca ấy, tư tưởng biện chứng của người Việt được thể hiện rõ hơn bao giờ hết.
 Trước hết, bằng cách nhìn đối tượng trong mối liên hệ phổ biến và trong sự phát triển, tục ngữ, ca dao đã thể hiện cụ thể và rõ nét tính biện chứng trong tư duy của người Việt.
 Rõ ràng, từ thực tiễn, ông cha ta đã rút ra được nhiều kinh nghiệm quý. Óc sáng tạo của người lao động ngày một mở mang. Càng ngày họ càng thấy được giá trị to lớn có tính chất quyết định sự tồn tại và phát triển xã hội của hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, nhận thức là một quá trình nên ở thời kì đầu, dân trí còn thấp kém người lao động thường cảm thấy mình bất lực, bé nhỏ. Khiếp sợ trước thiên nhiên đầy bí ẩn, họ chỉ còn biết cầu xin sự chở che của các đấng Thần linh:
Lạy ông nắng lên
Cho trẻ nó chơi
Cho già bắt rận
Cho tôi đi cày
 Đến khi biết sáng chế công cụ, biết cải tiến kĩ thuật canh tác, dần dần họ đã dám đặt lòng tin vào chính mình, đã có thể tiên định được về một tương lai tốt đẹp:
 Răng bừa tám cái còn thưa
Lưỡi cày tám tấc đã vừa luống to
 Muốn cho lúa nảy bông to
 Cày sâu, bừa kĩ, phân tro cho nhiều…
Như vậy, qua sự chuyển đổi trong nhận thức về các hiện tượng tự nhiên của nhân dân lao động bước đầu tư tưởng biện chứng trong tư duy người Việt đã hình thành. Đó là cái nhìn phản ánh sự vận động, phát triển không ngừng của vạn vật, phản ánh mối liên hệ phổ biến của thế giới tự nhiên. Quan trọng hơn, qua cách nhìn biện chứng ấy, người lao động đã vận dụng những hiểu biết của mình vào thực tiễn một cách có hiệu quả. Từ những hiểu biết về thiên nhiên, con người đã có thể khái quát thành kinh nghiệm sản xuất:
- Muốn ăn lúa tháng năm
Trông trăng rằm tháng tám
Muốn ăn lúa tháng mười
Trông trăng mồng mười tháng tư
 Không dừng lại ở những khám phá và khát vọng chế ngự thiên nhiên con người còn tích cực tìm hiểu sự vận động, phát triển không ngừng của các sự kiện, hiện tượng trong đời sống xã hội:
- Người có lúc vinh lúc nhục
 Sông có lúc đục lúc trong
 - Ai giàu ba họ, ai khó ba đời
Bên cạnh việc phát hiện ra mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng, con người còn phát hiện ra mối liên hệ bên trong cấu trúc của chúng, đã thấy rõ được mối quan hệ hữu cơ giữa nội dung và hình thức:
 - Trông mặt mà bắt hình dong
 - Người khôn dồn ra mặt
Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả (gọi tắt là quan hệ nhân quả) cũng được thể hiện trong nhiều câu tục ngữ:
- Không có lửa sao có khói
- Gieo gió gặt bão
Tính biện chứng còn thể hiện ở chỗ: sự vật, hiện tượng không thể ra đời từ hư vô mà phải có nguồn gốc, cội rễ:
 - Cây có cội, nước có nguồn
 - Chim có tổ, người có tông
Những tư tưởng triết học ấy đã chi phối tư duy đạo đức của nhân dân để rồi hình thành nên những giá trị truyền thống tốt đẹp về sự ân nghĩa, thủy chung:
 - Uống nước nhớ nguồn
 - Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
 - Ăn gạo nhớ kẻ đâm xay giần sàng
 Như đã phân tích ở phần trước, do sự nhận thức còn nặng về trực quan, chưa có khả năng đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng nên nhân dân lao động không thể lí giải một cách khoa học về những hiện tượng của thế giới tự nhiên. Ngay cả trong đời sống xã hội cũng vậy. Họ cũng chỉ mới dừng lại ở cách lí giải bằng kinh nghiệm, dựa vào thực tiễn. Dĩ nhiên, thực tiễn sẽ kiểm nghiệm tính chân thực của những tri thức ấy. Vì thế mới có không ít câu tục ngữ nhằm đúc kết kinh nghiệm nhưng đã vươn tới chiều sâu của triết lí nhân sinh:
- Nói có sách, mách có chứng
- Trăm hay không bằng tay quen
Từ thực tiễn lao động sản xuất và đời sống, nhân dân ta đã nhìn nhận được vai trò, vị trí của các tầng lớp, các giai cấp trong sự phát triển của xã hội:
 Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ
Đồng thời, nhân dân cũng đã nhận thức được những quy luật vận động của xã hội loài người:
- Quá mù ra mưa
- Tức nước vỡ bờ
 Có thể nói, trong tục ngữ, ca dao, tư duy của người Việt không những sản sinh ra những tri thức biện chứng về thế giới, luôn đặt sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ phổ biến mà còn là minh chứng sinh động về sự vận động, sự phát triển của các sự vật, hiện tượng. Đồng thời, họ còn thừa nhận mối liên hệ phổ biến có nghĩa là phải nhìn nhận sự vật, hiện tượng trong những hoàn cảnh cụ thể, điều kiện cụ thể, trong những mối liên hệ cụ thể. Không chỉ phản ánh một chiều, trong tục ngữ Việt Nam, những câu nói về nhân tình thế thái luôn có xu hướng tạo nên một thế đối lập khá rõ rệt. Song những mâu thuẫn về tư tưởng ở đây không phải chỉ nhằm phản ánh những mâu thuẫn trong thế giới quan và nhân sinh quan mà còn là sự biểu hiện nhận thức của nhân dân về những mâu thuẫn trong lí tưởng sống, giữa những truyền thống đạo đức cao đẹp với hiện thực cay đắng của cuộc sống đương thời. Đó là những triết lí sâu sắc về phép xử thế của mỗi con người trong xã hội.
 Tóm lại, qua việc phân tích tư tưởng biện chứng trong tục ngữ, ca dao, ta thấy những tư tưởng biện chứng của dân gian thường nghiêng về phía trực quan và có phần ngây thơ, chất phác. Nảy sinh từ thực tiễn lao động sản xuất và từ đời sống xã hội của nhân dân, những tư tưởng biện chứng đó đã được khái quát, đúc kết thành những kinh nghiệm sống, kinh nghiệm lịch sử xã hội. Chúng là những minh chứng cụ thể cho tư duy biện chứng của người Việt xưa. Tuy mới ở trình độ thấp song đó chính là một nấc thang hết sức quan trọng trong sự phát triển nhận thức của dân tộc.
Nguyễn Thị Hải Yến
Phòng Quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê website
  • Đang truy cập57
  • Hôm nay12,147
  • Tháng hiện tại499,212
  • Tổng lượt truy cập21,669,329
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây