Trái lại, nếu chi bộ kém thì công việc không trôi chảy”
[1], “Để lãnh đạo cách mạng, Đảng phải mạnh. Đảng mạnh là do chi bộ tốt. Chi bộ tốt là do các đảng viên đều tốt”
[2]. Vì vậy, Người kết luận: “Đối với Đảng ta, xây dựng chi bộ cho tốt, cho vững mạnh là một việc vô cùng quan trọng”
[3]. Sinh hoạt chi bộ là một trong những nội dung cơ bản của công tác xây dựng đảng.
“Sinh hoạt chi bộ” và “nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ” là một trong những nội dung cơ bản của công tác xây dựng Đảng, là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của Đảng. Việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao chất lượng chi bộ và là một nhân tố quyết định vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, giúp đảng viên nâng cao nhận thức chính trị tư tưởng và thực hiện chức năng lãnh đạo của chi bộ.
Đảng bộ Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên gồm 7 chi bộ với 46 đảng viên. Thời gian qua các chi bộ trực thuộc Đảng bộ Nhà trường có nhiều quan tâm đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Các chi bộ luôn quán triệt và thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, các cuộc họp chi bộ đều có biên bản ghi chép nội dung đầy đủ, chi tiết. Một số chi bộ đã lồng ghép những chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và coi đây là một nội dung quan trọng, thường xuyên của sinh hoạt chi bộ. Đây là một nhân tố quyết định vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu của các chi bộ nói riêng, Đảng bộ nói chung, giúp đảng viên nâng cao nhận thức tư tưởng chính trị và thực hiện chức năng lãnh đạo của chi bộ; góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Trường.
Tuy nhiên, nhìn chung chất lượng sinh hoạt chi bộ vẫn còn hạn chế, chưa thật sự đáp ứng yêu cầu lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị. Còn có đảng viên nhận thức chưa đầy đủ, thậm chí xem nhẹ sinh hoạt chi bộ, chưa dành thời gian suy nghĩ, tìm các biện pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị góp phần nâng cao nội dung sinh hoạt chi bộ. Trong sinh hoạt chi bộ, việc thảo luận chưa sôi nổi, chủ trì sinh hoạt chi bộ chưa gợi ý kiến thảo luận cho đảng viên vào những vấn đề cơ bản, cốt lõi liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
Để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ của Đảng bộ Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên hiện nay, cần thực hiện một số giải pháp sau:
Một là, tiếp tục quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 30/3/2007 của Ban Bí thư khóa X về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; Kết luận số 18-KL/TW ngày 22/9/2017 của BCHTW khóa XII, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cấp ủy, đảng viên về vị trí, vai trò của chi bộ; ý nghĩa, tầm quan trọng của việc duy trì, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ đối với việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Quán triệt và nghiêm túc thực hiện Hướng dẫn số 12-HD/BTCTW ngày 06/7/2018 hướng dẫn một số vấn đề nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ.
Hai là, xây dựng đội ngũ đảng viên vững mạnh, có chất lượng cao, số lượng phù hợp. Đảng viên là thành viên của chi bộ, sự vững mạnh của đội ngũ đảng viên ảnh hưởng trực tiếp đến sự trong sạch, vững mạnh của chi bộ. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chi bộ tốt là do các đảng viên đều tốt” và “muốn có đảng bộ tốt, chi bộ tốt, phải có đảng viên tốt”…Xây dựng đội ngũ đảng viên ở chi bộ cần chú trọng cả số lượng và chất lượng, trong đó lấy chất lượng làm chính. Muốn nâng cao chất lượng đảng viên, ngoài việc quản lý, giáo dục của tổ chức đảng, còn phải có sự tự phấn đấu, rèn luyện của đảng viên. Đi đôi với việc nâng cao chất lượng đảng viên là phải không ngừng kiện toàn đội ngũ cấp ủy, chi bộ, để không ngừng xây dựng, củng cố chi bộ, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Chú trọng bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ công tác Đảng, kỹ năng tổ chức sinh hoạt chi bộ cho bí thư chi bộ. Quy định rõ trách nhiệm của đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ được chi bộ phân công; trách nhiệm của chi ủy, bí thư chi bộ trong việc duy trì và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Chú trọng công tác tổng kết, rút kinh nghiệm và nhân rộng những mô hình sinh hoạt chi bộ tốt, hiệu quả.
Ba là, thực hiện và phát huy dân chủ, thực hành tự phê bình và phê bình gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đặc biệt, bí thư chi bộ phải gương mẫu đi đầu trong tự phê bình; mạnh dạn, bản lĩnh, kiên quyết, trung thực, khách quan trong phê bình, không nể nang, né tránh với tấm lòng rộng mở, tâm trong sáng, động viên, giải thích thấu tình đạt lý để thuyết phục, xây dựng đồng chí, truyền cảm hứng về nhận thức và hành động cho đội ngũ đảng viên.
Bốn là, Đảng ủy Nhà trường tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra, giám sát trong xây dựng chi bộ; kịp thời ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện tiêu cực. Thông qua cấp ủy viên, theo dõi, hướng dẫn nội dung, hình thức sinh hoạt của các chi bộ trong Đảng bộ. Định hướng nội dung sinh hoạt chuyên đề hằng năm; đưa nội dung tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII và việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào sinh hoạt định kỳ của chi bộ.
Nhận diện đúng và đấu tranh ngăn chặn kịp thời những biểu hiện “suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ theo Hướng dẫn số 14-HD/ĐUK ngày 13 tháng 4 năm 2018 của Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh. Cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu sinh hoạt chi bộ hằng tháng; định hướng nội dung sinh hoạt phù hợp yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của Nhà trường.
Tin tưởng rằng với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường, trong thời gian tới chất lượng sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên sẽ đạt nhiều kết quả cao hơn nữa, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ.
Bùi Thanh Thảo
Khoa Dân vận
[1] Hồ Chí Minh toàn tập, t11, tr. 161, Nxb CTQG, H, 2000
[2] Hồ Chí Minh toàn tập, t12, tr. 92, Nxb CTQG, H. 2000
[3] Hồ Chí Minh toàn tập, t12, tr. 77, Nxb CTQG, H. 2000