Quyết định phê duyệt đề án sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan trong hệ thống chính trị đến năm 2030

Thứ năm - 13/06/2019 04:55
Nhằm mục đích sắp xếp, tổ chức lại hệ thống tổ chức và tổ chức bộ máy của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn về tổ chức, bộ máy, cơ cấu hợp lý; có năng lực tự chủ và hoạt động hiệu quả; không ngừng nâng cao chất lượng bồi dưỡng, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số: 705/QĐ-TTg, ngày 10/6/2019 về phê duyệt đề án sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan trong hệ thống chính trị đến năm 2030

Đề án xác định một số mục tiêu cụ thể như sau:

* Giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2025:

- Tổ chức, sắp xếp lại hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng theo hướng tinh gọn, khắc phục tình trạng manh mún, phân tán, chồng chéo và trùng lắp, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và hội nhập quốc tế. Mỗi bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương chỉ có tối đa 01 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.

- Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có tổ chức bộ máy tinh gọn, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan trong hệ thống chính trị.

- Đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, phấn đấu đến năm 2025:

+ 25% cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc các bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội bảo đảm tự chủ về thực hiện nhiệm vụ và tổ chức bộ máy, nhân sự và bảo đảm tự chủ chi thường xuyên; 75% bảo đảm tự chủ tối thiểu 50% chi thường xuyên;

+ 20% trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bảo đảm tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tự chủ một phần chi thường xuyên;

+ 5% trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện bảo đảm tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tự chủ một phần chi thường xuyên.

* Giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2030:

- 100% cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hợp lý, đáp ứng yêu cầu cải cách chế độ công vụ, công chức.

- Bảo đảm đội ngũ giảng viên thỉnh giảng của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội đảm nhiệm từ 70% trở lên thời lượng của các chương trình bồi dưỡng do cơ sở thực hiện; đội ngũ giảng viên thỉnh giảng của trường chính trị đảm nhiệm từ 50% trở lên thời lượng của các chương trình bồi dưỡng do trường thực hiện.

- Nâng dần mức độ tự chủ của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, phấn đấu đến năm 2030:

+ Tối thiểu 50% cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc các bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội bảo đảm tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tự chủ về tổ chức bộ máy, nhân sự và bảo đảm tự chủ chi thường xuyên; 50% cơ sở còn lại bảo đảm tự chủ tối thiểu 60% trở lên chi thường xuyên;

+ 30% trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bảo đảm tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tự chủ một phần chi thường xuyên;

+ 15% trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện bảo đảm tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tự chủ một phần chi thường xuyên.

Để thực hiện các mục tiêu trên, Đề án chỉ ra một số nhóm giải pháp cụ thể:

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức trong việc sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng;

2. Xây dựng, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và tổ chức lại hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu quả;

3. Tổ chức lại bộ máy bên trong của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng;

4. Kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng;

5. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cho cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; bảo đảm các điều kiện dạy và học có chất lượng; sử dụng, khai thác có hiệu quả cơ sở, vật chất sau khi tổ chức, sắp xếp lại. Nghiên cứu cơ chế quản lý, sử dụng chung cơ sở vật chất hiện có của các trung tâm bồi dưỡng chính trị cho các cơ quan thuộc cấp ủy, Ủy ban nhân dân cấp huyện;

6. Đổi mới cơ chế hoạt động của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng;

7. Đổi mới cơ chế tài chính.

Hồ Sỹ Bách

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê website
  • Đang truy cập80
  • Hôm nay20,216
  • Tháng hiện tại289,586
  • Tổng lượt truy cập16,238,671
global block tophitss
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây