Về quy định rút tố cáo trong luật tố cáo 2018

Thứ ba - 29/01/2019 21:53
ảnh thăm
ảnh thăm
 Một trong những chế định quan trọng của Luật Tố cáo là quyền và nghĩa vụ của người tố cáo. Việc quy định quyền và nghĩa vụ của người tố cáo trên nguyên tắc khuyến khích và tạo điều kiện để công dân thực hiện quyền tố cáo một cách đầy đủ và đúng đắn, đồng thời có trách nhiệm về việc tố cáo của mình, nhất là trong trường hợp tố cáo không đúng, lợi dụng quyền tố cáo. Cũng như luật tố cáo 2011, Luật Tố cáo 2018 quy định các quyền như: thực hiện quyền tố cáo; được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác; được thông báo về việc thụ lý hoặc không thụ lý tố cáo, chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo, kết luận nội dung tố cáo; tố cáo tiếp; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo; được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là Luật Tố cáo năm 2018 đã bổ sung quyền rút tố cáo của người tố cáo.
    Luật Tố cáo 2018 bổ sung quyền rút tố cáo của người tố cáo vì trên thực tế giải quyết tố cáo cho thấy không ít trường hợp sau khi làm đơn tố cáo hành vi vi phạm của cá nhân, cơ quan, đơn vị nào đó thì chính người tố cáo lại thể hiện mong muốn được rút tố cáo. Người tố cáo có quyền rút tố cáo khi xét thấy hoặc được cơ quan tiếp nhận tố cáo phân tích chỉ rõ về việc tố cáo đó là không có cơ sở, không đủ căn cứ và không đủ bằng chứng. Do đó, việc rút tố cáo trong những trường hợp này là cần thiết để tránh việc tố cáo sai sự thật, ảnh hưởng đến uy tín của người, cơ quan, đơn vị bị tố cáo. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp sau khi tố cáo, người tố cáo bị đe dọa, trù dập hoặc mua chuộc, … nên cũng rút đơn tố cáo.
    Quyền rút tố cáo được quy định như sau cụ thể như sau:
 Người tố cáo có quyền rút toàn bộ nội dung tố cáo hoặc một phần nội dung tố cáo trước khi người giải quyết tố cáo ra kết luận nội dung tố cáo. Việc rút tố cáo phải được thực hiện bằng văn bản.
Trường hợp người tố cáo rút một phần nội dung tố cáo thì phần còn lại được tiếp tục giải quyết theo quy định; trường hợp người tố cáo rút toàn bộ nội dung tố cáo thì người giải quyết tố cáo ra quyết định đình chỉ việc giải quyết tố cáo. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo mà có một hoặc một số người tố cáo rút tố cáo thì tố cáo vẫn tiếp tục được giải quyết theo quy định.
Người đã rút tố cáo không được hưởng quyền và không phải thực hiện nghĩa vụ của người tố cáo; trừ trường hợp người tố cáo rút tố cáo nhưng có căn cứ xác định người tố cáo lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì vẫn phải chịu trách nhiệm về hành vi tố cáo của mình, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người tố cáo rút tố cáo mà người giải quyết tố cáo xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ xác định việc rút tố cáo do bị đe dọa, mua chuộc hoặc người tố cáo lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì vụ việc tố cáo vẫn phải được giải quyết.
    Như vậy, quy định về quyền rút tố cáo là một nội dung mới của Luật tố cáo 2018 nhằm đảm bảo quyền công dân trong giải quyết tố cáo. Để quy định này được thực hiện có hiệu quả trong thực tế, Chính phủ cần có những quy định cụ thể hóa về thủ tục rút tố cáo, về chế tài trong trường hợp rút tố cáo do mua chuộc hoặc người tố cáo lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo.

(Nguyễn Thị Hồng Mây Trưởng khoa NN&PL)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê website
  • Đang truy cập69
  • Hôm nay9,583
  • Tháng hiện tại401,764
  • Tổng lượt truy cập16,350,849
global block tophitss
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây