Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi đoàn Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên nhiệm kỳ 2017-2019

Thứ tư - 05/09/2018 23:45
Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ, Ban Giám hiệu nhà trường, sự hướng dẫn, chỉ đạo của Đoàn khối các cơ quan tỉnh, Chi đoàn trường chính trị tỉnh Thái Nguyên không ngừng lớn mạnh, triển khai thực hiện tốt các hoạt động phong trào, luôn là lực lượng xung kích đi đầu, ra sức rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành về mọi mặt.
2 (2)
Đồng chí Đào Ngọc Anh, Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác Đoàn năm 2017

Hiện nay, Chi đoàn gồm 15 đoàn viên, trong đó: 12 nữ và 03 nam, 9/15 đoàn viên đã được đứng trong hàng ngũ của Đảng, 4/6 quần chúng ưu tú được học lớp Bồi dưỡng nhận thức Đảng. Về trình độ chuyên môn: 100% đoàn viên có trình độ Đại học, cao đẳng; 05 đoàn viên trình độ thạc sĩ; 05 đoàn viên đang học cao học; 02 đoàn viên học văn bằng hai. Về trình độ lý luận chính trị: 06 đoàn viên tương đương cao cấp lý luận chính trị; 01 đoàn viên trình độ TCLLCT; 01 đoàn viên đang học TCLLCT. Với trình độ, năng lực và sức trẻ, đoàn viên trong chi đoàn ngày càng khẳng định được khả năng của mình trên các lĩnh vực công tác và góp phần quan trọng vào việc xây dựng Nhà trường ngày càng lớn mạnh, ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho tỉnh nhà.
Nhiệm kỳ 2017-2019, Chi đoàn đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ trong việc tổ chức, tham gia các hoạt động đoàn và phong trào thanh niên, cụ thể như:
Thường xuyên tổ chức các buổi lao động tổng vệ sinh môi trường toàn cơ quan, tham gia biểu diễn các tiết mục văn nghệ phục vụ các ngày lễ, tổ chức đi nghiên cứu thực tế mô hình thanh niên lao động, sản xuất giỏi, tổ chức vui tết thiếu nhi 1/6 và rằm Trung thu cho con cán bộ, công chức, viên chức Nhà trường… Bên cạnh thực hiện kế hoạch công tác đoàn hằng năm, Chi đoàn cũng tích cực tham gia các hoạt động, phong trào do Đoàn Khối các cơ quan tỉnh phát động như: “Lễ thắp nến tri ân các anh hùng liệt sỹ”, “Đền ơn đáp nghĩa” tặng quà cho các gia đình chính sách nhân ngày 27/7, hiến máu tình nguyện, trồng cây phát động tháng thanh niên, tình nguyện “Thắp sáng đường quê”, dự giải bóng đá nam thanh niên, cuộc thi tìm hiểu Tìm hiểu kỷ niệm 86 năm thành lập đoàn TNCS Hồ Chí Minh và cuộc thi “Tìm hiểu mối quan hệ đặc biệt Việt - Lào”…
Tuy nhiên trong quá trình hoạt động Chi đoàn Nhà trường cũng còn gặp phải không ít những khó khăn và tồn tại như: khả năng huy động đoàn viên tham gia các hoạt động còn hạn chế; tinh thần, ý thức trách nhiệm trong sinh hoạt Đoàn của một số đoàn viên còn chưa cao,…Nguyên nhân chủ yếu là do việc sắp xếp bố trí thời gian chưa khoa học giữa việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và công tác Đoàn, tỷ lệ đoàn viên nữ có con nhỏ chiếm 80% tổng số đoàn viên, hình thức sinh hoạt còn nghèo nàn chưa có sự đổi mới; Ban Chấp hành chi đoàn nhiều lúc, nhiều nơi chưa thật quyết liệt trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ. Mặt khác, nguồn kinh phí hoạt động còn ít việc gây quỹ đoàn chủ yếu từ đoàn phí, chưa có các nguồn thu khác nên khó khăn cho việc tổ chức cũng như ảnh hưởng đến kết quả của các phong trào đoàn.
Trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công tác đoàn và phong trào thanh niên, Chi đoàn Nhà trường cần thực hiện tốt một số giải pháp sau đây:
Thứ nhất, tăng cường công tác tham mưu để Đảng ủy, Ban Giám hiệu đánh giá đúng vai trò của tổ chức Đoàn trong việc tập hợp đoàn viên thanh niên, coi đây là cơ sở để phát huy trí tuệ và sự nhiệt huyết của tuổi trẻ trong việc xây dựng Nhà trường. Tranh thủ tối đa sự lãnh đạo của Đảng ủy, sự hỗ trợ tạo điều kiện về thời gian và nguồn kinh phí từ Ban Giám hiệu cùng sự hướng dẫn tổ chức các hoạt động của Đoàn khối các cơ quan tỉnh đối với Chi đoàn trong thực hiện công tác đoàn và phong trào thanh niên.
Thứ hai, tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đoàn và đoàn viên thanh niên mà trọng tâm là tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong Chi đoàn như: tham gia đầy đủ các buổi học tập, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết do Đảng bộ Nhà trường tổ chức; tiếp tục thực hiện học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để nâng cao về mặt nhận thức cho tất cả đoàn viên. Qua đó từng đoàn viên phải xác định đúng đắn vị trí, vai trò, trách nhiệm nêu cao tinh thần trách nhiệm, xung kích trong hoạt động, tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây dựng công tác đoàn và phong trào thanh niên đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
Thứ ba, nâng cao “năng lực điều hành” của Ban chấp hành Chi đoàn thông qua các buổi tập huấn cho cán bộ đoàn do Đoàn Khối các cơ quan tỉnh tổ chức. Qua những buổi tập huấn, Ban chấp hành chi đoàn không những được trang bị những kĩ năng cần thiết cho hoạt động Đoàn mà còn giúp cho các đồng chí Bí thư và Phó Bí thư học hỏi, trao đổi kinh nghiệm hoạt động thực tiễn giữa các chi đoàn với nhau. Bên cạnh đó, Ban Chấp hành cần phát huy hơn nữa vai trò tích cực, chủ động quyết liệt hơn trong lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động chung. Không ngừng tìm tòi, đa dạng hóa các loại hình tổ chức phong trào để thu hút sự tham gia tích cực, sôi nổi của các đoàn viên. Luôn luôn lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên thanh niên, kịp thời biểu dương những đoàn viên có thành tích tốt, tham gia góp ý đối với những đoàn viên hoạt động chưa hiệu quả.
Thứ tư, nâng cao chất lượng sinh hoạt Chi đoàn theo hướng đồng hành, chăm lo nhu cầu, lợi ích chính đáng của đoàn viên, nội dung hoạt động phải ngắn gọn, thiết thực, bám sát thực tiễn với nhiệm vụ chung của Nhà trường và định hướng của Đoàn cấp trên như: học tập nâng cao trình độ chuyên môn, chất lượng bài giảng, văn nghệ, thể dục thể thao.... Hình thức tổ chức triển khai chủ trương, chính sách, các phong trào phải linh hoạt, sáng tạo, hấp dẫn để thu hút đoàn viên. Việc thảo luận và bàn bạc vấn đề của Chi đoàn phải rõ ràng, cụ thể, khắc phục tình trạng nêu chung chung, mang tính hình thức. Trong sinh hoạt Chi đoàn cần giao nhiệm vụ cụ thể cho đoàn viên, trên cơ sở đó Ban Chấp hành thường xuyên kiểm tra, đánh giá; đoàn viên phải báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ được giao với Chi đoàn.
Thứ năm, tăng cường sự phối hợp giữa Chi đoàn và Công đoàn cơ sở Nhà trường trong xây dựng, thực hiện các phong trào đoàn thể. Thông qua các phong trào của đoàn thể, đoàn viên chi đoàn sẽ được tiếp tục trau dồi học tập kinh nghiệm từ các đoàn viên của Công đoàn để lực lượng này ngày càng trưởng thành hơn nữa về mọi mặt.
Đoàn kết, nhất trí, xung kích, thực hiện đồng bộ các giải pháp trong thời gian tới sẽ tạo tiền đề cho việc củng cố, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động, hướng đến việc xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh, xứng đáng là đội dự bị tin cậy, nguồn cung cấp cán bộ, giảng viên trẻ năng động cho Đảng bộ Nhà trường.
Hồ Sỹ Bách

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê website
  • Đang truy cập75
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm74
  • Hôm nay9,057
  • Tháng hiện tại496,122
  • Tổng lượt truy cập21,666,239
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây