Chi bộ Phòng Quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Đưa nội dung giáo dục Cần, Kiệm, Liêm chính, Chí công vô tư vào giảng dạy các lớp đào tạo, bồi dưỡng của Nhà trường”

Thứ sáu - 18/04/2025 06:26
Ngày 18/4/2025, Chi bộ Phòng Quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Đưa nội dung giáo dục cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư vào giảng dạy các lớp đào tạo, bồi dưỡng của Nhà trường”. Tham dự sinh hoạt chuyên đề có đồng chí Nguyễn Phúc Ái, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng; các đồng chí Bí thư chi bộ khoa Lý luận cơ sở, khoa Xây dựng Đảng, khoa Nhà nước và pháp luật cùng toàn thể đảng viên chi bộ Phòng Quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học.
         
Đồng chí Nguyễn Thị Hồng Mây, Bí thư Chi bộ, Trưởng phòng
Quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học phát biểu

         Đồng chí Nguyễn Thị Hồng Mây, Bí thư Chi bộ, Trưởng phòng Quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học nhấn mạnh: Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa to lớn của đạo đức cách mạng đối với mỗi cán bộ, đảng viên. Trong đó, phẩm chất Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư được Người khẳng định là những chuẩn mực đạo đức cốt lõi, là nền tảng để xây dựng đội ngũ cán bộ vững vàng, trong sạch, tận tụy với Nhân dân, vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Ngày nay, trong bối cảnh xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, việc giáo dục và rèn luyện các phẩm chất này càng trở nên cấp thiết, đặc biệt là đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức - những người giữ vai trò then chốt trong hệ thống chính trị. Là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của tỉnh, Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên có vai trò quan trọng trong việc truyền đạt lý luận chính trị, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho học viên. Do đó, việc tích hợp, lồng ghép và đưa nội dung giáo dục Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư vào các chương trình giảng dạy không chỉ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo mà còn trực tiếp bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho cán bộ, học viên - những người sẽ tham gia vào quá trình lãnh đạo, quản lý sau này.
          Tại buổi sinh hoạt chuyên đề, các đồng chí cán bộ, đảng viên đã tham gia đóng góp ý kiến, thảo luận, đề xuất những giải pháp cụ thể, hiệu quả để đưa các phẩm chất Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư vào giảng dạy một cách sinh động, thiết thực trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng; tích cực tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề đối với chi bộ các lớp Trung cấp lý luận chính trị tại trường.
Đồng chí Nguyễn Phúc Ái, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng phát biểu

          Phát biểu tại buổi sinh hoạt chuyên đề, đồng chí Nguyễn Phúc Ái, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng đánh giá cao tinh thần chủ động, trách nhiệm của chi bộ Phòng Quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học trong việc chuẩn bị và triển khai chuyên đề “Đưa nội dung giáo dục cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư vào giảng dạy các lớp đào tạo, bồi dưỡng của Nhà trường”; biểu dương sự tham gia tích cực của các đồng chí cán bộ, đảng viên vào các nội dung thảo luận, đóng góp giải pháp cụ thể, khả thi. Đồng chí khẳng định đây là một nội dung sinh hoạt rất thiết thực, có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn trong công tác giáo dục lý luận chính trị, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên trong tình hình hiện nay. Phát huy tinh thần nội dung tại buổi sinh hoạt chuyên đề, thời gian tới, đồng chí Nguyễn Phúc Ái, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng nhấn mạnh cần tập trung vào một số nội dung trọng tâm sau:
           (1) Tiếp tục nghiên cứu, làm rõ giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” trong giai đoạn hiện nay, từ đó xác định rõ cách thức đưa nội dung này vào giảng dạy phù hợp với từng chương trình, từng đối tượng học viên.
          (2) Tăng cường lồng ghép nội dung đạo đức cách mạng trong các môn học, phần học của các khoa chuyên môn đảm bảo tính thực tiễn và sức thuyết phục cao trong giảng dạy.
          (3) Khuyến khích giảng viên đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng các tình huống thực tiễn, dẫn chứng sinh động để học viên dễ tiếp cận, dễ hiểu và vận dụng vào thực tiễn công tác.
           (4) Phối hợp chặt chẽ giữa công tác giảng dạy với công tác rèn luyện đạo đức, tác phong cho học viên, xây dựng văn hóa trường Đảng, nêu gương trong toàn trường.
           (5) Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc triển khai các nội dung giáo dục đạo đức cách mạng trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng, đảm bảo yêu cầu về chất lượng và hiệu quả.
Thu Hường

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê website
  • Đang truy cập74
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm73
  • Hôm nay17,975
  • Tháng hiện tại424,521
  • Tổng lượt truy cập24,089,665
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây