Nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình OCOP tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025 để hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu xây dựng nông thôn mới; trập trung phát triển các sản phẩm có thương hiệu, theo chuỗi giá trị dựa trên thế mạnh, lợi thế về nguyên liệu địa phương, văn hoá và tri thức bản địa nhằm phát huy nội lực, sức sáng tạo, hình thành chuỗi giá trị sản phẩm hàng hoá gắn với cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn, bảo đảm hệ sinh thái bền vững.
Ngày 14/9/2022, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 135/KH-UBND về Kế hoạch Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 – 2025 với yêu cầu bám sát quan điểm, mục tiêu Chương trình OCOP của Trung ương và thực tế tại địa phương, xác định rõ nội dung, nhiệm vụ và các giải pháp trọng tâm để triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch đã đặt ra những mục tiêu cụ thể sau:
- Phấn đấu ít nhất toàn tỉnh có ít nhất 150 sản phẩm OCOP (sản phẩm mới) được công nhận đạt từ 03 sao trở lên;
- Củng cố, nâng cấp 02 sản phẩm OCOP đã đạt 05 sao và phát triển mới ít nhất 04 sản phẩm OCOP đạt 05 sao;
- Củng cố và nâng cấp ít nhất 50% sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng; ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP gắn với thương hiệu sản phẩm, phát triển dịch vụ du lịch nông thôn;
- Ưu tiên phát triển các HTX, doanh nghiệp nhỏ và vừa, phấn đấu ít nhất có 70% chủ thể OCOP là hợp tác xã, 20% chủ thể là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Có ít nhất 30% các chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định; trong đó ưu tiên các sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng.
- Tỷ lệ lao động được đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ phù hợp làm việc tại các chủ thể OCOP đạt tối thiêu 20%; phấn đấu có ít nhất 40% chủ thể OCOP là nữ, ít nhất 20% chủ thể OCOP là người dân tộc thiểu số điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Có ít nhất 80% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại (hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, sản giao dịch thương mại điện tử,…); tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp ít nhất 01 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP cấp tỉnh.
Kế hoạch cũng chỉ ra những giải pháp để thực hiện những mục tiêu cụ thể trên:
1. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về sản phẩm OCOP, chương trình OCOP; đào tạo tập huấn kiến thức về Chương trình OCOP
2. Tổ chức bộ máy và đào tạo nguồn nhân lực
3. Quy hoạch và phát triển các vùng nguyên liệu nông sản đặc trưng gắn với sản phẩm OCOP
4. Tập trung chuẩn hoá và phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, phù hợp với lợi thế và điều kiện của địa phương
5. Hỗ trợ ứng dụng khoa học và công nghệ, tăng cường chuyển đổi số cho sản phẩm OCOP
6. Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động cho các chủ thể OCOP
7. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung – cầu cho sản phẩm OCOP
8. Tăng cường quản lý, giám sát sản phẩm OCOP
9. Huy động nguồn lực
10. Tăng cường vai trò của cộng đồng trong phát triển sản phẩm OCOP
Hồ Sĩ Bách