Kế hoạch thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2021-2025

Thứ sáu - 28/10/2022 05:31
Nhằm phát huy vai trò của hệ thống chính trị, các ngành, các cấp, đặc biệt là vai trò trung tâm của người dân tham gia thực hiện chuyển đổi số, đẩy mạnh công tác xã hội hoá trong đầu tư hạ tầng, ứng dụng công nghệ, phát triển nguồn nhân lực để thực hiện hiệu quả chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới. Khuyến khích người dân nông thôn chủ động áp dụng chuyển đổi số, góp phần phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng tiếp cận dịch vụ và đời sống của người dân.
Ngày 15/10/2022, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 154/KH-UBND thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2021 – 2025 với một số nội dung cụ thể sau:
1. Mục tiêu tổng quát
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng dịch vụ giữa nông thôn - thành thị, từng bước hướng tới nông thôn mới thông minh.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025
- Phát triển chính quyền số trong xây dựng nông thôn mới (ít nhất 90% hồ sơ công việc cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc cấp huyện và 60% hồ sơ công việc cấp xã được xử lý trên môi trường mạng, 100% các địa phương, đơn vị quản lý điều hành trên môi trường điện tử, phấn đấu 100% cán bộ quản lý các cấp tham gia thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới được tập huấn, nâng cao năng lực về chuyển đổi số).
- Phát triển kinh tế số, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn: ít nhất 70% xã có hợp tác xã, 70% cấp huyện có các mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực và 50% các mô hình liên kết gắn với vùng nguyên liệu có ứng dụng công nghệ số.
- Xã hội số trong xây dựng nông thôn mới: có ít nhất 40% đơn vị (cấp xã, huyện) cung cấp ít nhất một dịch vụ thiết yếu (y tế, giáo dục, giám sát cộng đồng, an ninh trật tự, môi trường, văn hoá,…) và tổ chức lấy ý kiến phản hồi về sự hài lòng của người dân/ cộng đồng về kết quả xây dựng nông thôn mới thông qua ứng dụng trực tuyến.
- Phấn đấu có ít nhất 01 mô hình thí điểm xã nông thôn mới thông tin theo lĩnh vực nổi trội nhất (kinh tế, du lịch nông thôn, môi trường, văn hoá, y tế, giáo dục, an ninh trật tự,…)
3. Nhiệm vụ, giải pháp
- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức; đào tạo tập huấn kiến thức về chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới
- Xây dựng chính quyền số trong xây dựng nông thôn mới
- Thúc đẩy phát triển kinh tế số trong phát triển kinh tế nông thôn
- Tập trung phát triển xã hội số trong xây dựng nông thôn mới
- Triển khai thí điểm mô hình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới
- Huy động nguồn lực triển khai chương trình.
Hồ Sĩ Bách

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê website
  • Đang truy cập65
  • Hôm nay18,508
  • Tháng hiện tại289,695
  • Tổng lượt truy cập19,534,021
global block tophitss
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây