Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2022 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Thứ năm - 13/10/2022 03:02
I. Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2022 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và Nhân dân trong tỉnh đối với công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, đảm bảo an sinh xã hội, phát triển nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế hợp lý, tổ chức các hình thức sản xuất phù hợp, góp phần giảm nghèo bền vững. Ngày 30/9/2022, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 146/KH-UBND về triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2022 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên để cụ thể hoá các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương. Kế hoạch gồm những nội dung cụ thể sau:
1. Mục tiêu cụ thể đến hết năm 2025
- Phấn đấu mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng trên 2 lần so với năm 2020
- Giảm tỉ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh bình quân 2% / năm
- Giảm 50% số xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số  trên địa bàn tỉnh.
- Giảm 50% số thôn, xóm ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn
- 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; đường đến trung tâm thôn, bản được nhựa hoá, bê tông hoá đạt 100%.
- 100% số trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố; 100% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp; 96% đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% vùng đồng bào dân tộc thiểu số được phủ sóng đài phát thanh, truyền hình của trung ương và địa phương.
- Duy trì tỷ lệ ít nhất 8% học sinh dân tộc thiểu số được học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú, hoàn thiện cơ sở vật chất các trường nội trú, bán trú của tỉnh. Tỷ lệ học sinh mẫu giáo 5 tuổi đến trường đạt 100% học sinh đi học đúng tuổi ở cấp tiểu học trên 99%, cấp trung học cơ sở trên 98%, cấp trung học phổ thông đạt 80% trở lên; người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông trên 90%.
- Tăng cường công tác y tế để đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ hiện đại; tiếp tục khống chế, tiến tới loại bỏ dịch bệnh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; 98% đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế. Trên 95% phụ nữ có thai được khám định kỳ sinh con ở cơ sở y tế hoặc có sự trợ giúp của cán bộ y tế; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống dưới 15%.
- Quy hoạch, sắp xếp, di dời, bố trí 62% số hộ dân tộc thiểu số đang cư trú phân tán, rải rác trong rừng đặc dụng, các khu vực xa xôi, hẻo lánh, nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở. Giải quyết cơ bản tỉnh trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào.
- 50% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu và điều kiện của người dân tộc thiểu số.
- Bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; 80% thôn có nhàn sinh hoạt cộng đồng; 50% thôn có đội văn hoá, văn nghệ (câu lạc bộ) truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng.
- Đào tạo, quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiêu số nhất là các dân tộc thiểu số tại chỗ. Bảo đảm tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số phù hợp với tỷ lệ dân số là người dân tộc thiểu số ở từng địa phương.
2. Kế hoạch thực hiện các dự án thành phần của chương trình
- Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt.
- Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết
- Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hoá theo chuỗi giá trị
- Tiểu dự án 1 thuộc Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
- Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiêu số gắn với phát triển du lịch
- Dự án 7: Chăm sóc sức khoẻ Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc của người dân tộc thiêu số; phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em
- Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ
- Dự án 9: Đầu tư phát triển nhóm dân tộc rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn
- Dự án 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình.
3. Một số giải pháp thực hiện chủ yếu
- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, tính chủ động cho cán bộ đảng viên và nhân dân về phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền trong quản lý điều hành, thực hiện chương trình.
- Hoàn thiện các quy định về phân cấp quản lý, cơ chế phối hợp và giám sát, đánh giá quá trình thực hiện Chương trình.
- Về huy động nguồn vốn thực hiện Chương trình.
- Đẩy mạnh liên kết sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ.
- Chuyển đổi số, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành, thực hiện Chương trình
II. Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2022 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Nhằm cụ thể hoá các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong Kế hoạch số 101/KH-UBND ngày 30/6/2022 của UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên với mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững đồng thời nhằm xác định rõ các mục tiêu phấn đấu trong năm 2022 từ đó có kế hoạch cụ thể, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo đề ra. Ngày 30/9/2022, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 145/KH-UBND thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2022 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Theo đó các nội dung chủ yếu cụ thể như sau:
1. Các kết quả và chỉ tiêu chủ yếu của Kế hoạch giảm nghèo
- Phấn đấu giảm 5.364 hộ nghèo, hộ cận nghèo, trong đó hộ nghèo là 3.339 hộ nghèo và 2.025 hộ cận nghèo theo chuẩn đa chiều của quốc gia
- Hỗ trợ xây dựng, nhân rộng ít nhất 15 mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo sinh kế, việc làm, thu nhập bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.
- Phấn đấu hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo có ít nhất một thành viên trong độ tuổi lao động có việc làm bền vững
- 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo; lập kế hoạch có sự tham gia, xây dựng kế hoạch phát triển cộng đồng và nghiệp vụ giảm nghèo.
2. Các chỉ tiêu giải quyết mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản
- Chiều thiếu hụt về việc làm: 100% người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm việc làm.
- Chiều thiếu hụt về y tế: 100% người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hộ trợ tham gia bảo hiểm y tế
- Chiều thiếu hụt về giáo dục, đào tạo: tỉ lệ trẻm em thuộc hộ nghèo, cận nghèo đi học đúng độ tuổi từ 90% trở lên; tỉ lệ người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và tỷ lệ người lao động thuộc xã có tỷ lệ nghèo đa chiều cao, vùng khó khăn đào tạo đạt 62%, trong đó có bằng cấp chứng chỉ đạt 25,8%
- Chiều thiếu hụt về nhà ở: Phấn đấu hỗ trợ nhà ở cho ít nhất 500 hộ nghèo có khó khăn về nhà ở từ nguồn của Uỷ ban Mặt trận tổ quốc các cấp, các nguồn lực xã hội hoá kết hợp với cho vay ưu đãi để các hộ tự cải tạo, sửa chữa nhà ở, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững.
- Chiều thiếu hụt về nước sinh hoạt và vệ sinh: ít nhất 88,75% hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; ít nhất 57% hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.
- Chiều thiếu hụt về thông tin: ít nhất 74% hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu được tiếp cận sử dụng các dịch vụ viễn thông, internet; ít nhất 85% các hộ gia đình sinh sống địa bàn xã khó khăn được tiếp cận thông tin về giảm nghèo bền vững thông qua các hình thức xuất bản sản phẩm, sản phẩm truyền thông
3. Kế hoạch thực hiện các dự án thành phần của chương trình
- Dự án đa dạng hoá sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo.
- Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng (gồm 2 tiểu dự án: Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp; Cải thiện dinh dưỡng).
- Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững (gồm 2 tiêu dự án: Phát triển giáo dục nghề nghiệp; Hỗ trợ việc làm bền vững).
- Dự án truyền thông và giảm nghèo về thông tin (gồm 2 tiểu dự án: Giảm nghèo về thông tin; Truyền thông về giảm nghèo đa chiều).
- Dự án nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá chương trình (gồm 2 tiểu dự án: Nâng cao năng lực thực hiện Chương trình; Giám sát và đánh giá).
4. Các giải pháp chủ yếu
- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác giảm nghèo bền vững; xác định giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước, là nhiệm vụ chính trị quan trọng.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội, nhất là người dân nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành đồng trong giảm nghèo bền vững.
- Thực hện chính sácj giảm nghèo đa chiều gắn với mục tiêu phát triển bền vững, bảo đảm mức sống tối thiểu, tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân
- Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo; bố trí vốn đối ứng từ ngân sách địa phương hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế.
- Chỉ đạo, phối hợp thực hiện hiệu quả việc lồng ghép các cơ chế, chính sách hỗ trợ giảm nghèo nói chung và cơ chế, chính sách giảm nghèo đặc thù với các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2022 trên địa bàn toàn tỉnh, nhất là ở các địa bàn khó khăn, xã có tỷ lệ hộ nghèo cao.
- Nâng cao năng lực đội ngũ những người làm công tác giảm nghèo, người tham gia thực hiện các nội dung của Kế hoạch để hỗ trợ người nghèo vươn lên thoát nghèo, hỗ trợ người dân nâng cao năng lực, không rơi vào tình trạng nghèo đói.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình giảm nghèo ở các cấp, các ngành.
5. Kinh phí thực hiện
Nguồn vốn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn vốn huy động hợp pháp; có giải pháp huy động các nguồn lực hợp pháp khác để cùng với nguồn lực ngân sách Nhà nước thực hiện kế hoạch bảo đảm hiệu quả. Ngoài ra các địa phương tăng cường huy động các nguồn lực hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, cộng đồng để tạo thêm nguồn lực thực hiện hiệu quả kế hoạch.
Hồ Sĩ Bách

 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê website
  • Đang truy cập191
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm190
  • Hôm nay50,383
  • Tháng hiện tại187,865
  • Tổng lượt truy cập20,032,394
global block tophitss
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây